Saturday, April 8, 2017

Quora: How do I become a great manager?

Jurgen Appelo
Feb 27, 2015

Friday, April 7, 2017

Khoa học nói rằng: Nếu sếp bạn có 9 dấu hiệu này, hãy "thề chết" trung thành với họ

Làm sao để biết sếp của bạn là người tốt, hay xấu? Ai là quân tử, ai có lòng dạ tiểu nhân? Hãy tham khảo 9 dấu hiệu sau đây - đã được các nhà nghiên cứu tại Harvard tổng hợp lại.

Có câu: "Nhân viên không bao giờ rời bỏ công ty, họ chỉ bỏ sếp của mình".
Vậy làm sao để biết sếp của bạn là người tốt, hay xấu? Ai là quân tử, ai có lòng dạ tiểu nhân? Hãy tham khảo 9 dấu hiệu sau đây - đã được các nhà nghiên cứu tại Harvard tổng hợp lại.
1. Lắng nghe trước, hành động sau
Dù gặp phải bất kì sự cố gì, nghiêm trọng, hay không nghiêm trọng, nếu sếp bạn chọn phương án lắng nghe các thành viên trong nhóm trước, thay vì ngay lập tức mắng mỏ, dọa nạt, đó hẳn là một ông sếp tốt.
Việc chịu khó lắng nghe chứng tỏ sếp bạn là người biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Ở người sếp ấy, bạn sẽ học được 2 giá trị: thấu hiểu và sự cảm thông.
2. Không đưa ra quyết định ở thời điểm nóng giận
Nếu vì nóng giận mà sếp bạn đuổi việc, hoặc thẳng tay phạt nặng một ai đó, hãy cân nhắc thật kĩ việc có nên theo ông sếp này hay không.
Bởi theo các chuyên gia ở Harvard, hành động xử lý công việc trong cơn nóng giận là điều cực kì kém khôn ngoan, chứng tỏ người này không biết tiết chế cảm xúc của mình.
Còn một nhà quản lý tài ba sẽ thường chờ cho tới khi cơn giận dữ qua đi, cho tới khi mọi người bình tĩnh lại, sau đó mới đưa ra hành động sáng suốt.
3. "Anh cái gì cũng biết"
Nếu gặp phải sếp "biết tuốt", bạn nên dè chừng ngay. Bởi đây là dấu hiệu cho thấy sếp bạn thích tỏ ra "nguy hiểm", rằng anh biết tất cả mọi thứ.
Trên thực tế, bạn cần một người sếp khiêm tốn hơn thế. Sếp giỏi là người sẵn sàng nói "Cái này anh chưa biết", và ngay sau đó họ sẽ tìm mọi cách để tìm hiểu về vấn đề này - nếu đây là câu hỏi thực sự quan trọng. Bản thân họ không coi đó là một điểm yếu, mà tin rằng đây là quá trình để hoàn thiện bản thân.
4. Sếp giỏi không bao giờ tự nhận mình là người thông minh nhất phòng
Tư duy muốn được công nhận là người thông minh chỉ phù hợp với đối tượng nhân viên, còn sếp giỏi thì không. Lãnh đạo giỏi muốn người thông minh làm việc cho mình. Họ sẽ đóng vai trò là người chỉ huy dàn nhạc, còn nhân viên chính là các nhạc công suất sắc.
5. Sếp giỏi tuy nói chỉ quan tâm tới kết quả, nhưng thực ra rất để ý tới quá trình
Sếp giỏi biết rằng, để có được thành quả, nhân viên luôn cần có quá trình phấn đấu. Thành quả chính là quá trình của hàng ngày, hàng giờ tập luyện và lao động siêng năng. Nói chỉ quan tâm đến kết quả thực ra là cách để tránh tâng bốc nhân viên của mình. Thực ra, họ rất để ý tới quá trình nhân viên đạt được thành quả.
6. Sếp giỏi luôn phê bình, nhưng mang tính xây dựng, và tích cực
Thế nào là phê bình mang tính xây dựng? Đó là chỉ ra được cái sai của người khác, nhưng cũng đồng thời phải đưa ra cho họ được giải pháp. Sếp giỏi là người luôn tìm cách giúp đỡ nhân viên, chứ không phải vùi dập họ.
7. Sếp giỏi không bao giờ nói: "Đó không phải việc của anh"
Thực chất, đã là lãnh đạo, là người chịu trách nhiệm cao nhất trong đội, nhóm, mọi công việc đều "là việc của sếp". Có điều, người phải thực thi là nhân viên. Sếp giỏi luôn chịu trách nhiệm, ngược lại, họ chỉ là người hưởng lương cao nhất phòng, việc nhẹ nhất phòng.
8. Sếp giỏi là người biết trao quyền
Sếp giỏi sẽ không ôm hết việc vào mình, bởi nếu việc gì cũng tới tay, họ sẽ chẳng bao giờ có thời gian để "hoạch định" về tương lai tốt đẹp của công ty. Thay vào đó, họ chấp nhận trao quyền cho nhân viên đủ năng lực, đủ kinh nghiệm và có đủ đạo đức. Sếp giỏi sẽ tạo ra môi trường để mọi người cùng làm việc, thay vì làm việc hết cả phần người khác.
9. Sếp giỏi luôn có cách của mình
Thường thì khi đứng trước khó khăn, sếp giỏi luôn tìm ra cách để giải quyết vấn đề, thay vì gạt bỏ mọi ý kiến của cấp dưới. Những câu như: "Anh thấy khó lắm", "Anh thấy không khả thi" sẽ ít khi được sếp giỏi nói ra. Thay vào đó, sếp giỏi sẽ nói rằng: "Cứ làm đi em, anh có cách"...

10 cuốn sách "gối đầu giường" của Bill Gates, Jeff Bezos, hay Elon Musk

Jeff Bezos: "The Remains of the Day"
Đây là cuốn tiểu thuyết yêu thích của ông chủ Amazon. Nội dung cuốn sách xoay quanh câu chuyện buồn của một quản gia khi nhớ về những tháng ngày phục vụ cho quân đội Anh trong chiến tranh. Jeff Bezos đã nói rằng ông học hỏi được rất nhiều thứ từ cuốn tiểu thuyết hư cấu này và ông cũng thích các tiểu thuyết hư cấu hơn là tiểu thuyết thực tế.
Bill Gates: "The Catcher in the Rye"
Tỷ phú Bill Gates, nhà đồng sáng lập Microsoft đã yêu thích bộ sách cổ điển của tác giả J.D. Salinger từ khi còn là một thiếu niên. “Tôi đã không thực sự đọc “The Catcher in the Rye” cho đến khi 13 tuổi, và kể từ đó, nó luôn là cuốn sách yêu thích của tôi. Cuốn sách rất thông minh” – Bill Gates chia sẻ.
Steve Jobs: "The Innovator's Dilemma”
"The Innovator's Dilemma" là cuốn sách có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến Steve Jobs – một trong những doanh nhân đáng kính nhất thế giới. Vì thế, không có lý do gì để bạn bỏ qua cuốn sách này. Đây cũng là một trong những cuốn sách kinh doanh gây nhiều tranh cãi nhất và nó nhận được nhiều lời khen quý báu từ các tạp chí danh tiếng như Wall Street Journal, New York Times, và Business Week.
Tim Cook: "Competing Against Time”
Đây là cuốn sách mà CEO đương nhiệm của Apple thường xuyên phát cho đồng nghiệp và các nhân viên mới. Thậm chí, dù bạn không làm việc tại Apple, cuốn sách cũng đáng để có mặt trên giá sách nhà bạn. Cuốn sách nhấn mạnh đến việc làm việc hiệu quả có thể giúp bạn sắp xếp công việc hàng ngày và tiến xa hơn trong nấc thang sự nghiệp.
Mark Zuckerberg: "Portfolios of the Poor”
CEO Facebook mới đây đã bình chọn “23 cuốn sách của năm", trong đó kể đến cuốn "Portfolios of the Poor: How the World's Poor Live on $2 a Day" (tạm dịch: Người nghèo sống với 2 USD 1 ngày như thế nào) của nhóm tác giả Daryl Collins, Jonathan Morduch, Stuart Rutherford, và Orlanda Ruthven.
Elon Musk: "Benjamin Franklin: An American Life"
Elon Musk chính là bộ não đằng sau những công ty hàng đầu nước Mỹ như SpaceX và Tesla Motors, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi ông thích đọc về một người làm việc đa nhiệm thành công khác, Benjamin Franklin. Cuốn sách ghi chép lại cuộc sống của Benjamin Franklin với vai trò là một nhà văn, nhà phát minh, nhà khoa học, nhà ngoại giao cùng nhiều vai trò khác.
Indra Nooyi: "The Road to Character"
CEO PepsiCo gọi cuốn "The Road to Character" của David Brooks là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất trong những tác phẩm bà đọc năm ngoái. "Cuốn sách khơi dậy cuộc thảo luận thú vị giữa hai cô con gái của tôi về việc vì sao nuôi dưỡng tính cách bên trong cũng quan trọng như xây dựng sự nghiệp.”
James Gorman: "Tinker, Tailor, Soldier, Spy”
Bên cạnh cuốn “Boys in the Boat” của Daniel James Brown, Giám đốc điều hành Morgan Stanley còn là một “fan ruột” của các tác phẩm về gián điệp như "Tinker, Tailor, Soldier, Spy”.
Melanie Whelan: "The Happiness Advantage"
Một nền văn hóa công ty tích cực là yếu tố sống còn quyết định thành công của bất kỳ công ty nào. Melanie Whelan - CEO SoulCycle đã được truyền cảm hứng khi đọc cuốn "The Happiness Advantage" của Shawn Achor, và cô nói rằng đó là khởi nguồn sáng tạo cho toàn bộ công ty.
Richard Branson: "I Know Why the Caged Bird Sings"
Trên website của công ty mình, Richard Branson lập một danh sách dài các tác phẩm khuyến khích nhân viên đọc, trong đó có cuốn “I Know Why the Caged Bird Sings”. Đây cũng là tác phẩm yêu thích của Cựu Tổng thống Bill Clinton.

Oracle - Principal Consultant-16001ETY

Job Description