Tuesday, November 30, 2021

CF_Nghiên cứu 177 triệu phú tự thân trong 5 năm và tôi nhận ra: Đây chính là lý do "gió tầng nào gặp mây tầng đó", người giàu hay chơi với người giàu

THỨ 3, 30/11/2021, 08:59

Gió tầng nào sẽ gặp được mây tầng đó: Bạn là kiểu người nào thì bạn sẽ thu hút kiểu người đấy. Điều này càng trở nên đúng hơn sau khi thực hiện nghiên cứu 177 triệu phú tự thân khác nhau.

Thomas Corley là tác giả nổi tiếng với những cuốn sách "Rich Habits: Thói quen thành công hàng ngày của những người giàu có" và "Rich Kids: Cách nuôi dạy con cái chúng ta hạnh phúc và thành công trong cuộc sống"...

Ông đã đặc biệt dành 5 năm để nghiên cứu về 177 triệu phú tự thân và phát hiện ra rằng: Những người xung quanh bạn sẽ quyết định chất lượng sống của bạn.

Chẳng hạn như trong số các triệu phú tự thân mà ông phỏng vấn, rất nhiều người thường ý thức được tầm quan trọng và nỗ lực để có thể tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Đó là các quan hệ hướng tới những người mà họ khao khát trở thành: bản lĩnh, giàu có và thành công.

Quá trình này được họ làm có chủ đích, và đôi khi, cả trong vô thức. Nhiều người thường vô tình tìm kiếm bạn bè khiến họ cảm thấy thoải mái và ngưỡng mộ. Một hội bạn bè như thế này thường có thói quen giống nhau, quan điểm tinh thần giống nhau, đạo đức làm việc giống nhau và nhiều đặc điểm chung khác. Điều này cũng ảnh hưởng tới cách họ lựa chọn tri kỷ, vợ/chồng, đồng nghiệp, lãnh đạo và những người quan trọng khác. 

Đây cũng là một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống mà chúng ta có thể nhận ra. Thông thường, một nhóm các học sinh, sinh viên chăm chỉ và học tốt sẽ thường ghép lại với nhau. Một nhóm những người vui vẻ, hòa đồng và tích cực cũng thân thiết với nhau hơn. Một nhóm những người thành đạt, ưu tú trong cuộc sống cũng thường xuyên liên hệ lẫn nhau.

Không phải tự nhiên mà người ta thường nói “Gió tầng nào sẽ gặp mây tầng đó.” 

Nghiên cứu 177 triệu phú tự thân trong 5 năm và tôi nhận ra: Đây chính là lý do gió tầng nào gặp mây tầng đó, người giàu hay chơi với người giàu - Ảnh 1.

Những người có thói quen giống nhau, quan điểm tinh thần giống nhau, đạo đức làm việc giống nhau... sẽ thu hút lẫn nhau. Ảnh: Internet

Đối với một người bình thường, tất cả đều có thể diễn ra trong vô thức. Còn với những người nỗ lực phấn đấu để vươn lên, họ sẽ làm một cách có chủ đích. Lựa chọn kết giao với những người xứng đáng và xây dựng những mối quan hệ có thể giúp chúng ta phát triển chính là cách nhanh nhất để ngày một tiến xa hơn. 

Tuy nhiên, để biết mình nên kết giao với ai, trước tiên bạn phải biết những gì cần tìm. Những người có thể hình thành các mối quan hệ tích cực có một hoặc nhiều đặc điểm sau đây:

Họ có những thói quen tốt và sẵn sàng chia sẻ với bạn bè xung quanh;

Họ có nguồn năng lượng tinh thần tích cực, mạnh mẽ;

Họ là người đáng tin cậy;

Họ luôn dành thái độ khuyến khích khi ai đó tìm kiếm lời khuyên;

Họ sở hữu lòng trung thành nhất định;

Họ là nhóm người đã và đang có sự ổn định tài chính;

Họ làm việc chăm chỉ, có nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp;

Ý thức và trách nhiệm cá nhân của họ đều tốt;

Họ vừa có ý chí mạnh mẽ và kỷ luật sắt thép, vừa biết linh hoạt trong xử lý tình huống;

Sự đam mê và nhiệt huyết của họ dành cho cuộc sống, công việc luôn rất cao;

Họ biết cách thể hiện lòng biết ơn thích hợp...

Đây là những đặc điểm của nhóm người mà chúng ta nên kết giao. Ở bên họ, chịu ảnh hưởng từ họ, bản thân chúng ta cũng sẽ ngày một tích cực và phát triển hơn. Những mối quan hệ tích cực sẽ giúp bạn lan tỏa và được lan tỏa những thói quen tốt đẹp, lối tư duy tích cực và sự nhiệt tình với cuộc sống. 

Ngược lại, có những mối quan hệ theo xu hướng độc hại khiến mọi người phải cảnh giác và tránh xa. Một số đặc điểm điển hình của nhóm người này là có thói quen xấu, cách nhìn tiêu cực, suy nghĩ của nạn nhân và có xu hướng đổ lỗi cho người khác nếu có gặp những điều sai trái.

Khi bạn nhận thức được những đặc điểm khác biệt của hai nhóm người này, bạn sẽ tự hình thành một thước đo phù hợp với bản thân. Mỗi cá nhân xung quanh đều có những điểm cộng và điểm trừ riêng. Thông qua quá trình tiếp xúc hàng ngày, bạn sẽ càng nhận rõ và có thể quyết định đâu là mối quan hệ nên phát triển và đâu là mối quan hệ nào nên hạn chế.

Nghiên cứu 177 triệu phú tự thân trong 5 năm và tôi nhận ra: Đây chính là lý do gió tầng nào gặp mây tầng đó, người giàu hay chơi với người giàu - Ảnh 2.

Có thể nói, chính bạn bè xung quanh sẽ là người mở ra những cánh cửa đã đóng lại trước mặt bạn. Bạn sẽ thấy hoàn cảnh cuộc sống của mình được cải thiện mỗi ngày khi bạn dành nhiều thời gian để gắn kết các mối quan hệ đáng quý, đáng trân trọng.

Bên cạnh đó, đừng quên rằng, nguyên tắc cơ bản để xây dựng quan hệ là “trao đổi”. Đó chính là quá trình trao đổi ý kiến, cảm xúc, thông tin, ích lợi… Vì thế, bản thân bạn bị những người giàu có và thành công thu hút thôi là chưa đủ. Cá nhân bạn cũng phải có những điều kiện tương xứng ở một mức độ nhất định thì mới có thể thu hút ngược lại họ. 

Một mối quan hệ bao giờ cũng phải nhận được tương tác từ cả 2 chiều thì mới có thể trở nên bền chặt hơn. Muốn gặp được những người ưu tú, bạn phải không ngừng nâng tầm bản thân.

Khi bạn là người ưu tú, thì tự nhiên sẽ có nhiều người xuất sắc đến với bạn. Trong trường hợp mà bạn không đủ mạnh và đủ tốt, đừng dành quá nhiều thời gian quý giá của mình để "lấy lòng" ai cả, hãy dành chút thời gian để trau dồi và củng cố bản thân. 

*Theo BI

Wednesday, November 17, 2021

CNBC_This is what separates high-performing teams from all the rest, says Stanford psychology expert

 Published Thu, Nov 19 202011:33 AM EST

What does a highly successful team look like? You might imagine a bunch of extroverted rock stars with stellar resumes — all born with the natural gift of being indistractable.

But who is on a team matters less than how the team members interact, structure their work, and view their contributions.

After more than five years of studying the traits of extremely focused people and the root causes of distractions in the workplace, I’ve found that the highest-performing teams work in an environment in which they feel that management is genuinely listening to their concerns and feedback.

This isn’t as easy as it sounds. In fact, a lot of leaders only think they’re doing what it takes to create this type of culture. But that’s usually not the case; most don’t actually listen (or do much to show that they are) to employees.

Fixing distraction is a test of company culture

When people don’t have a way to affect change at work, they feel frustrated and powerless. So an employee who feels as if he has little influence will be driven to seek a sense of control in other ways.

Often this manifests in distracting, corrosive behaviors such as corporate politicking and other time-wasting “psuedo-work” activities — unintentionally making work not aligned with their company’s real objectives.

The solution can be found in a 2012 study from Google, which attempted to understand the drivers of employee retention and quality of team outcomes. The researchers found five key dynamics that set successful teams apart.

The first four were dependability, structure and clarity, meaning of work, and impact of work. However, the fifth was without doubt the most important (and actually underpinned the other four). It was something called psychological safety.

As Julia Rozovsky, a researcher on the project, explained: “Individuals on teams with higher psychological safety are less likely to leave Google, and more likely to harness the power of diverse ideas from their teammates. They bring in more revenue, and they’re rated as effective twice as often by executives.”

Psychological safety leads to long-term success

The term “psychological safety” was coined by Amy Edmondson, an organizational behavioral scientist at Harvard University.

In her TEDx talk, Edmondson defined psychological safety as “a belief that one will not be punished or humiliated for speaking up with ideas, questions, concerns, or mistakes.”

Speaking up sounds easy, but if you feel you don’t have psychological safety, you’ll keep your concerns and ideas to yourself. That’s because humans are reluctant to engage in behaviors that could negatively influence how others perceive their competence, awareness and positivity.

“Although this kind of self-protection is a natural strategy in the workplace, it is detrimental to effective teamwork,” according to Rozovsky. “On the flip side, the safer team members feel with one another, the more likely they are to admit mistakes, to partner, and to take on new roles.”

Great leaders understand that fostering psychological safety is imperative to building a culture where employees are motivated to do their best work.

Here are some ways to do that:

1. Frame the work you do as a “learning problem,” not an “execution problem.” Because the future is always uncertain, you must emphasize to your employees that “we’re all in this together” and that you want — and need — their unique and valuable contributions.

2. Take action. Action speaks more powerfully than words. If you say you’re going to do something to address an employees’ concerns, don’t dilly dally — see things through. Losing their trust can have a drastic effect on team morale, and result in a domino effect that leads to poor performance and productivity.

3. Never penalize an employee (or make them feel as if you have) for sharing feedback. At some point, you will almost certainly receive feedback that feels personal and painful. When you do, commit to hearing it with an open mind, and refrain from any sort of backlash toward the employee.

4. Practice humility. Don’t be afraid to make mistakes, to say “I don’t know,” and to be vulnerable with your employees. Not only will they feel more comfortable doing the same, they will also trust you more and stay more open to learning.

5. Model the behaviors you want to see. This is perhaps the most important thing you can do to encourage employees to prioritize focused work. Be transparent with your schedule; let them know when you need to be offline. And of course, don’t interrupt people during their focused work time or off-hours.

Nir Eyal is a behavioral psychology expert and former lecturer at Stanford University’s Graduate School of Business. He is the author of the best-selling books “Indistractable: How to Control Your Attention and Choose Your Life” and “Hooked: How to Build Habit-Building Products.” He has written for Harvard Business Review, TIME and Psychology Today. Follow him on Twitter @NirEyal.

CNBC_A neuroscientist shares the 6 exercises she does every day to build resilience and mental strength

CNBC_Do these 3 brain exercises to ‘stay mentally sharp and solve problems faster,’ says Stanford creativity expert

 

Creativity is like a muscle. The more you exercise it, the better you’ll be at coming up with innovative solutions and ideas at work.

One of the most effective ways do this is to train your brain to see and notice opportunities. Often you can find needs or problems hiding in plain sight all around you, and once you notice them, you can put your thinking skill to work and tackle things that really matter. 

As a director at Stanford University’s Hasso Plattner Institute of Design (also called “the d.school”), there are three powerful exercises we teach our students — each one has its own unique way of training our brains to think smarter, stay mentally sharp and solve problems faster:

1. Shadowing

When you’re trying to bring fresh thinking to an old problem, shadowing helps you observe a context and the behaviors within that context without the constraint of preconceived ideas. 

Start by picking someone whose experience you want to understand, then spend a day following them around and doing everything that they do. 

You might get the most inspiration shadowing a non-traditional expert. It could be the maintenance person in your office building who knows the hidden rhythms and needs of the community. Or someone who just started a job with your group and has an unbiased perspective on what your culture is like.

Reflect on your observations at the end of the day. Question them and find opportunities for positive change and action:

  • What was the most memorable experience of the day? Why?
  • What surprised you?
  • What delighted you?
  • How did your experience differ from your expectations?
  • What did you discover that is related to your goals?
  • What is something you can do to learn more about your insights?

2. Seeing

At this very moment, you are processing an incredible amount of information. Your brain is constantly protecting you from information overload by filtering what you register. But learning how to control your filter can help you pay closer attention and see what others might miss.

Find a photograph, preferably a shot that captures scenes of everyday life; you want a lot of details, multiple subjects in the frame, and some ambiguity about what’s happening.

Now answer the following questions:

  • What’s going on in the picture?
  • What do you see that makes you say that?
  • What else do you see?
  • What do you see that makes you say that?

Repeat. And again. And again.

Consider keeping a journal and doing this exercise a few times a week. Practicing often will help you understand how much detail is part of your daily life. Background detail is what makes the world feel vivid and real — a quality that you want to imbue all of your creative work.

3. Studying the solution that already exists

Originality is wonderful, but it doesn’t mean you have to shy away from building on others’ ideas. When you try to come up with new concepts in isolation, you’re unaware of what’s already out there and your ideas are less likely to be new. 

Come up with an analogue for the problem you’re trying to solve. How has someone else solved a problem similar to yours, but in a different context?

Let’s say you’re a parent trying to think of ways for your child engaged and focused during study hours. What kind of challenges come up? Dealing with repetition, boredom and distractions. What other activities have similar facets? Unless you’re a passionate runner, one that immediately comes to mind is exercise.

Luckily, there’s a huge industry that specializes in finding solutions to get people exercise. Some examples: the rise of aerobics in the 1980s or the more recent popularity of cycling classes.

Then conduct some research: Read articles, interview existing customers or call up some companies. Find enough information to take a crack at the following questions:

  • Why did the solution work?
  • For whom?
  • How do you know it worked?
  • What are people able to do now that they couldn’t before?

Apply some of those learnings to your problem. What jumps out of your research as the most interesting? Use your insights as the starting point to explore new ways to tackle your problem and come up with approaches that fit your context. 

*Guiding questions for seeing come from Visual Thinking Strategies by Abigail Housen & Philip Yenawine.

Sarah Stein Greenberg is the executive director of the design institute at Stanford University, known as the D.school. She is also the author of “Creative Acts for Curious People: How to Think, Create, and Lead in Unconventional Ways.” Follow her on Twitter @steingreenberg.

    You’re drinking your coffee wrong—these 3 tricks can boost your productivity, experts say

     

    Coffee is a constant, almost sacred part of many morning routines, whether you brew a pot of coffee at home or look forward to your daily walk to the neighborhood coffee shop for a latte. 

    In some ways, the ongoing coronavirus pandemic has deepened our relationships (and dependency) on coffee and caffeine. In September, Cinch Home Services spoke to more than 1,000 coffee drinkers in the United States. 34% of respondents reported drinking more caffeinated beverages during the pandemic than ever before, with coffee ranking as their go-to choice.

    Remote employees drink more coffee than their in-office colleagues, the report found, consuming an average of 3.1 cups vs. 2.5 cups every day. Starbucks and The Coffee Bean & Tea Leaf ranked as the most popular brands among coffee aficionados. But some Americans aren’t reaching for their second or third cup for the bitter taste or caffeine jolt — in the report, 28% of respondents said coffee makes them more productive at work. 

    There are steps you can take to maximize your coffee habit and be more productive while working from home. CNBC Make It spoke with a coffee educator and productivity expert to learn how to get the most out of your morning cup. 

    Don’t drink coffee as soon as you wake up 

    The thought of a fresh cup of coffee might be your only motivation to get out of bed some mornings, but drinking coffee right after you wake up can blunt your body’s natural energy levels. 

    Management and behavioral science expert Daniel Pink has examined the science of timing and how it can affect our productivity. In his book “When: The Scientific Secrets of Perfect Timing,” Pink notes, based on research from several studies, that the best time to have your first cup of coffee is about 60-90 minutes after you wake up. That’s because caffeine interferes with the production of cortisol, the hormone that signals your body to be awake and responsive. According to this research, cortisol levels usually peak around 8:30 a.m. 

    “People are having a cup of coffee in the morning in almost a slavish, addictive way,” Pink says. “But we’re much better off letting our cortisol peak, naturally, then when it starts to decline, come in and hit it with a caffeine boost in coffee.”

    Choose the right ingredients 

    Coffee beans have different caffeine levels depending on how they’re roasted. If you’re feeling sluggish and are looking for a stronger energy boost, reach for coffee labeled “light roast,” Mike Balderrama, a regional educator for Counter Culture Coffee suggests. “The darker you roast the coffee, the more caffeine burns away,” he explains. 

    It’s also important to pay attention to which coffees are in season to get the best flavor and caffeine content. Countries throughout the world harvest their coffee at different times but as coffee aficionados in the U.S. approach winter, Balderrama says we should expect to see fresh coffee from Papua New Guinea, Kenya, Colombia and Guatemala, to name a few examples, on store shelves. 

    But the perfect cup of coffee, according to Balderrama, depends less on the beans you use and more on a different ingredient: water. “Over 98% of a cup of drip coffee is water — so if you have bad water, you’re going to have bad coffee,” he says. Whether you’re making cold brew or a pot of hot coffee, he notes that you should always be using filtered water. “Make sure the water you’re putting in your drink — even the ice cubes in your iced coffee!  —  is filtered, because it will infinitely improve the quality of your cup,” Balderrama says. 

    Try a “nappucino” 

    Coffee and naps on their own are great, but together they can be a powerful tool for maximizing alertness. Studies in England and Japan have shown that if you drink coffee immediately before napping and sleep for 20 minutes or less, you can focus on work better than if you took a regular nap or just drank coffee. 

    The science behind a coffee nap is simple: sleeping decreases the amount of adenosine, the chemical that makes you feel tired, in your brain and body. Caffeine, which takes about 20 minutes to kick in, helps block adenosine. By napping for 20 minutes, you’re decreasing the amount of adenosine in your system and giving the caffeine less of the chemical to compete with, thus rendering it more effective. 

    Pink swears by “nappucinos” in his daily routine and recommends people aim to take a coffee nap between 2 and 4 p.m. when cortisol levels tend to dip. “It’s magic! When you wake up, you’re immediately hit with that extra boost of caffeine,” he says. “But it can also be a restorative ritual that you can look forward to after working for a few hours.”

    Monday, November 15, 2021

    Chân dung kẻ thù nguy hiểm nhất của tiền điện tử, thứ có thể phá hủy nó một lần và mãi mãi

     2021-11-16

    Hai công nghệ tiên tiến hứa hẹn sẽ cách mạng hóa toàn bộ lĩnh vực của mình, có thể lại đang ở trong quá trình va chạm.

    Tiền điện tử có tiềm năng thay đổi tài chính, loại bỏ người trung gian và mang lại tài khoản cho hàng triệu người không có ngân hàng trên khắp thế giới. Còn máy tính lượng tử có thể thay đổi cách dược phẩm và các loại vật liệu được thiết kế, bằng cách đưa sức mạnh phi thường của chúng vào những quy trình tính toán.

    Nhưng, có một vấn đề: Công nghệ sổ cái blockchain hỗ trợ cho tiền điện tử có thể dễ bị tấn công một cách tinh vi với các giao dịch giả mạo, nếu điện toán lượng tử trưởng thành nhanh hơn so với những nỗ lực trên lĩnh vực tiền kỹ thuật số trong tương lai.

    Chân dung kẻ thù nguy hiểm nhất của tiền điện tử, thứ có thể phá hủy nó một lần và mãi mãi - Ảnh 1.

    Một phần hệ thống máy tính lượng tử của IBM.

    Về cơ bản, tiền điện tử được bảo mật bằng một công nghệ được gọi là mật mã khóa công khai. Đây là một hệ thống sử dụng các cặp khóa để mã hóa và xác thực thông tin, bảo vệ việc mua hàng trực tuyến của bạn và xáo trộn thông tin liên lạc của bạn với bất kỳ ai khác ngoại trừ người nhận mà bạn mong muốn. Công nghệ này hoạt động bằng cách kết hợp một khóa công khai, loại khóa mà bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy, với một khóa riêng tư chỉ dành cho chủ sở hữu.

    Nhưng nếu tiến độ phát triển của điện toán lượng tử tiếp diễn với các bước nhảy vọt như hiện nay, các máy tính lượng tử sẽ có thể để tấn công được mật mã hóa khóa công khai. Nó đồng nghĩa với khả năng tạo ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với thị trường tiền điện tử, nơi một số đồng tiền có giá trị thị trường đã lên tới hàng trăm tỷ USD. Nếu lớp mã hóa bị hỏng, những kẻ tấn công có thể mạo danh chủ sở hữu hợp pháp của tiền điện tử, NFT hoặc các tài sản kỹ thuật số khác.

    "Một khi điện toán lượng tử trở nên đủ mạnh, về cơ bản tất cả các lớp bảo vệ an ninh sẽ không còn nữa", Dawn Song, một nhà kinh doanh về bảo mật máy tính và là giáo sư tại Đại học California, Berkeley, nói. "Khi mật mã khóa công khai bị phá vỡ, người dùng có thể mất tiền và toàn bộ hệ thống sẽ bị phá vỡ."

    Máy tính lượng tử có được sức mạnh của chúng bằng cách điều khiển dữ liệu được lưu trữ trên qubit (hay bit lượng tử), đối tượng cơ bản trong tính toán lượng tử. Để bẻ khóa mã hóa, máy tính lượng tử sẽ cần khai thác hàng nghìn qubit, nhiều hơn rất nhiều so với hàng chục qubit mà các máy tính hiện nay sử dụng. Những cổ máy này cũng sẽ cần những qubit bền bỉ có thể thực hiện các phép tính lâu hơn nhiều so với những khoảnh khắc thoáng qua mà chúng có thể làm ở hiện tại.

    Nhưng, các nhà sản xuất máy tính lượng tử đang nỗ lực để giải quyết những thiếu sót đó. Họ đang nhồi thêm nhiều qubit vào máy móc và nghiên cứu các phương pháp sửa lỗi lượng tử để giúp các qubit thực hiện các phép tính phức tạp hơn và lâu hơn.

    Ông Nir Minerbi, CEO của nhà sản xuất phần mềm lượng tử Classiq Technologies cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng trong vài năm tới, các máy tính đủ mạnh sẽ có sẵn để bẻ khóa các blockchain mở".

    Chân dung kẻ thù nguy hiểm nhất của tiền điện tử, thứ có thể phá hủy nó một lần và mãi mãi - Ảnh 2.

    Các tập đoàn lớn như IBM và Goolge đều đang tham gia cuộc đua lượng tử.

    Lối thoát duy nhất của tiền điện tử

    Tin tốt cho những người hâm mộ tiền điện tử là vấn đề điện toán lượng tử có thể được khắc phục bằng cách áp dụng cùng một công nghệ mật mã hậu lượng tử mà ngành công nghiệp điện toán lượng tử đã bắt đầu phát triển. Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) của chính phủ Hoa Kỳ, đang cố gắng giải quyết vấn đề này. Trong vài năm qua, họ đã tiến hành một quá trình cẩn thận để tìm ra các thuật toán mật mã bằng chứng lượng tử, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trên toàn cầu.

    Thật vậy, một số nỗ lực về tiền điện tử và blockchain đang được tích cực làm việc trên phần mềm kháng lượng tử.

    Ví dụ Ethereum, dự án tạo ra tiền điện tử lớn nhất sau Bitcoin về tổng giá trị, đã bắt đầu chuẩn bị cho một tương lai "hậu lượng tử". Justin Drake, một nhà nghiên cứu tại Ethereum Foundation, đã trình bày chi tiết về các ý tưởng kháng lượng tử trong Ethereum 3.0 tại hội nghị StarkWare vào năm 2019. Tuy nhiên, để chạm được tới đích có thể sẽ là một chặng đường dài. Bởi quá trình chuyển đổi của Ethereum hiện tại sang Ethereum 2.0 sẽ mất nhiều năm.

    Một số người lại đang xây dựng tiền điện tử và công nghệ blockchain mới được thiết kế cho kỷ nguyên điện toán lượng tử. Nó bao gồm "Sổ cái kháng lượng tử" và "Bitcoin kháng lượng tử". Mặc dù có tên gọi như vậy nhưng chúng không liên quan đến tiền điện tử Bitcoin ban đầu. Những nỗ lực này sử dụng các thuật toán hậu lượng tử để bảo vệ chống lại sự bẻ khóa lượng tử trong tương lai.

    Cambridge Quantum Computing, một công ty khởi nghiệp đã hợp nhất với nhà sản xuất máy tính lượng tử Honeywell, đang nghiên cứu về công nghệ bảo mật lượng tử "có thể được áp dụng cho bất kỳ mạng blockchain nào". Nó nhằm mục đích bảo mật cả thông tin liên lạc giữa các máy tính lưu trữ dữ liệu blockchain và chữ ký được sử dụng để mã hóa và ký dữ liệu blockchain.

    Hyperledger Foundation, một dự án phần mềm mã nguồn mở hướng tới các mục đích kinh doanh của blockchain, đã bắt đầu làm việc trên mật mã hậu lượng tử thông qua cái gọi là Ursa. Đó là một thư viện phần mềm mật mã mà các dự án Hyperledger có thể sử dụng.

    Tuy nhiên, một vấn đề với các thuật toán mật mã hậu lượng tử đang được xem xét cho đến nay là chúng thường cần các khóa mã hóa số dài hơn và thời gian xử lý lâu hơn. Và theo Peter Chapman, CEO của nhà sản xuất máy tính lượng tử IonQ, thì điều đó có thể làm tăng đáng kể lượng mã lực tính toán cần thiết để chứa các blockchain.

    Vấn đề với quản trị phi tập trung

    Nhiều loại tiền điện tử, như Bitcoin, được phân cấp theo thiết kế, được giám sát bởi bất kỳ ai tham gia vào mỗi mạng lưới tiền điện tử. Để cập nhật hoạt động bên trong của tiền điện tử, những người cố gắng nâng cấp tiền điện tử phải thuyết phục hơn một nửa số người tham gia "fork" tiền điện tử thành một phiên bản mới.

    Do đó Hunter Jensen, giám đốc công nghệ của Permission.io, một công ty sử dụng tiền điện tử cho một hệ thống quảng cáo được nhắm mục tiêu, cho rằng "bài kiểm tra lượng tử" thực sự đối với tiền điện tử sẽ là vấn đề cấu trúc quản trị, chứ không phải công nghệ .

    Bởi về nguyên tắc sẽ cần một hệ thống quản trị mới cho phép mọi thứ có thể di chuyển nhanh hơn, để áp dụng các hệ thống bảo vệ hậu lượng tử. Nhưng, nó cũng đưa ra một câu hỏi hóc búa trong cộng đồng tiền điện tử, một cộng đồng thường bác bỏ các ý tưởng về quyền hạn.

    Andersen Cheng, CEO tại Post Quantum, một công ty bán công nghệ mã hóa hậu lượng tử có trụ sở tại London, cho biết: "Các loại tiền tệ phi tập trung thực sự sẽ bị ảnh hưởng nếu cộng đồng của họ hành động quá chậm và vô tổ chức".

    Các vấn đề lượng tử khác với tiền điện tử

    Chân dung kẻ thù nguy hiểm nhất của tiền điện tử, thứ có thể phá hủy nó một lần và mãi mãi - Ảnh 3.

    Thứ mà các nhà đầu tư tiền điện tử nên sợ hãi không phải là một hacker, mà sẽ là một chiếc máy tính lượng tử.

     Một rủi ro khác đối với thị trường tiền điện tử là các blockchain đang dựa trên công nghệ lấy dấu vân tay kỹ thuật số - còn được gọi là băm - thứ mà các máy tính lượng tử có thể làm gián đoạn. Tuy nhiên, điều đó có thể được sửa chữa với các bản cập nhật công nghệ trong tương lai.

    Các ví tiền điện tử mọi người sử dụng hiện nay, để theo dõi các tài sản kỹ thuật số của mình, cũng có thể dễ bị tổn thương để tính toán lượng tử. Các ví này lưu trữ các khóa cá nhân mà mọi người cần để truy cập vào tài sản của họ được ghi lại trên blockchain. Và một cuộc tấn công từ máy tính lượng tử có thể làm rỗng ví hoàn toàn.

    "Làm thế nào để bạn buộc người dùng nâng cấp khóa? Không dễ để trả lời câu hỏi đó và nó có thể là phần nguy hiểm nhất", Joe Genereux, kỹ sư bảo mật tại nhà sản xuất trình duyệt Brave, một hệ thống quảng cáo trả tiền cho người dùng, chia sẻ. "Tôi nghĩ rằng một loại tiền điện tử có hệ thống quản trị tốt hơn hoặc thiết kế hậu lượng tử được đưa vào sớm có thể giải quyết vấn đề này tốt hơn."

    Tuy nhiên, theo David Sacco , giảng viên tại Đại học New Haven, thì cuối cùng, sự phát triển hữu cơ, tự định hướng của thị trường tiền điện tử cho thấy mọi người sẽ chủ động cập nhật công nghệ tài sản kỹ thuật số để vượt qua những thách thức của điện toán lượng tử.

    "Vẻ đẹp của hệ sinh thái này', ông nói, "là ai cũng có thể làm được nếu họ hiểu về công nghệ".

    Tham khảo Cnet