Thursday, December 28, 2023

Thông tin tìm hiểu về công bố khoa học quốc tế

 

Thông tin tìm hiểu về công bố khoa học quốc tế

Có công bố khoa học quốc tế, nhất là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín, đang là yêu cầu bắt  buộc đối với các ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; các cán bộ giảng viên chủ trì đề tài KH&CN các cấp; các nghiên cứu sinh,… Nhằm giúp cho cán bộ, giảng viên nắm được cơ bản về công bố khoa học quốc tế, Ban KHCN&QHQT Đại học Huế tập hợp, biên tập và giới thiệu một số thông tin dưới dạng các câu hỏi thường gặp (FAQ) dưới đây. Một vài thông tin có thể chưa đầy đủ và chuẩn xác, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của quý thầy cô, anh chị qua email bkhcn@hueuni.edu.vn hoặc pklieu@hueuni.edu.vn.

Hỏi: Thế nào là tạp chí khoa học quốc tế có uy tín?

Trả lời: Uy tín cuả tạp chí khoa học liên quan đến chất lượng khoa học của tạp chí đó, thường được đánh giá qua một hay một số tiêu chí (ví dụ quy trình xuất bản, chất lượng nội dung các bài báo, số lượng trích dẫn, danh tiếng của ban biên tập, danh tiếng của nhà xuất bản,…). Tùy theo quan điểm, mục đích của tổ chức, tiêu chí đánh giá có thể khác nhau và do đó chất lượng, uy tín của tạp chí có thể khác nhau.

Hiện nay, có sự thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng khoa học quốc tế tạp chí khoa học uy tín là các tạp chí được chỉ mục trong danh mục Scopus và danh mục Web of Science Core Collection (WoS, trước đây thường biết với tên gọi phổ biến là ISI).

Ở Việt Nam, với mục đích tính điểm quy đổi để đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ thướng Chính phú thì tạp chí khoa học quốc tế có uy tín là những tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN thuộc danh mục trong Web of Science (ISI), danh mục Scopus hoặc danh mục quốc tế khác do Hội đồng Giáo sư nhà nước quyết định (xem Phụ lục 1 của Quyết định 37). Danh mục cụ thể sẽ do các Hội đồng GS ngành, liên ngành công bố hàng năm.

Theo Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), tạp chí quốc tế có uy tín được quy định cụ thể và khác nhau đối với 2 nhóm lĩnh vực Khoa học tự nhiên-kỹ thuật và Khoa học xã hội-nhân văn. Ví dụ, hiện tại, đối với lĩnh vực Khoa học tự nhiên-kỹ thuật thì đó là 6940 tạp chí thuộc nhóm Q1, Q2, Q3 của danh mục SCIE trong WoS theo từng chuyên ngành (xem Quyêt định số 151/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 09/8/2019); đối với lĩnh vực Khoa học xã hội-nhân văn là tạp chí thuộc danh mục AHCI, SSCI của WoS, tạp chí thuộc danh mục Scopus và tạp chí thuộc các nhà xuất bản uy tín thế giới với danh sách cụ thể (xem Quyêt định số 251/QĐ-HĐQL-NAFOSTED ngày 11/12/2019).

Hỏi: Danh mục WoS là gì?

Trả lời: WoS là viết tắt của Web of Science, cơ sở dữ liệu (CSDL) trích dẫn các tạp chí khoa học thế giới được tuyển chọn và quản lý bởi Clarivate Analytics (Mỹ). Nguyên CSDL này được sáng lập năm 1956 bởi Viện Thông tin Khoa học (Institute of Scientific Information), nên một thời gian dài được biết dưới tên gọi là ISI. Năm 1992, Thomson Science (sau này là Thomson Reuters) mua lại ISI (nên còn có tên là Thomson ISI) và đến năm 2016, Thomson Reuters bán lại cho Clarivate Analytics.

Phần lõi của WoS (WoS Core Collection) bao gồm dữ liệu trích dẫn các tạp chí khoa học, sách và kỷ yếu hội thảo.

Đối với tạp chí, hiện nay (2020) dữ liệu trích dẫn bao gồm khoảng 22.000 tạp chí của hơn 250 ngành khoa học, phân thành 04 nhóm (thường gọi là danh mục):

– Science Citation Index Expanded (SCIE) với hơn 9.200 tạp chí của khoảng 150 ngành, xuất bản từ 1990 đến nay.

– Social Sciences Citation Index (SSCI) với hơn 3.400 tạp chí của các ngành khoa học xã hội, xuất bản từ 1900 đến nay.

– Arts & Humanities Citation Index (AHCI hay A&HCI) với hơn 1.800 tạp chí các ngành nhân văn và nghệ thuật, xuất bản từ 1975.

– Emerging Sources Citation Index (ESCI) với hơn 7.800 tạp chí của tất cả các ngành khoa học (đây là các tạp chí “dự bị” để xét chọn vào 3 danh mục trên khi đủ điều kiện về chất lượng).

Chú ý:

– Thời gian đầu, ISI chỉ gồm các tạp chí khoa học tự nhiên và kỹ thuật (danh mục SCI, SCIE), sau này WoS đã bổ sung thêm các danh mục tạp chí khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật.

– Ban đầu ISI và sau này WoS phân biệt 2 danh mục SCI và SCIE (SCI là một phần trong SCIE).  Chất lượng tạp chí trong 2 danh mục này là như nhau, chỉ khác là các tạp chí SCI chưa có dữ liệu trực tuyến mà chỉ có dữ liệu lưu trên đĩa CD, DVD. Tuy nhiên, từ 2019, do tất cả tạp chí đã có dữ liệu trực tuyến và để trành sự hiểu nhầm nên Clarivate chỉ giữ lại tên SCIE mà không còn dùng tên SCI nữa.

(Nguồn: https://clarivate.com/webofsciencegroup/solutions/web-of-science-core-collection/)

Hỏi: Danh mục Scopus là gì?

Trả lời: Danh mục Scopus là CSDL trích dẫn và tóm tắt các ấn phẩm khoa học được tuyển chọn và quản lý bởi Elsevier (Hà Lan), được thành lập từ năm 2004 (muộn hơn ISI/WoS).

CSDL Scopus bao gồm các loại ấn phẩm xuất bản nhiều kỳ (serial publications) có ISSN như tạp chí, chuỗi sách, chuỗi kỷ yếu và các ấn phẩm không xuất bản nhiều kỳ (non-serial publications) có chỉ số ISBN như sách hay kỷ yếu ra một lần.

Tính đến 1/2020, Scopus bao gồm trên 25.100 đầu ấn phẩm nhiều kỳ, trong đó khoảng 23.500 tạp chí có phản biện và hơn 850 chuỗi sách. Tổng số bản ghi là trên 77 triệu, trong đó 67,5% xuât bản sau năm 1996 và 32,5% xuất bản trước 1995.

Scopus không tách riêng các nhóm danh mục như WoS, nhưng phân loại các ấn phẩm theo 4 nhóm lĩnh vực gồm : Khoa học sự sống (Life sciences), Khoa học vật lý (Physical sciences), Khoa học sức khỏe (Health sciences) và Khoa học xã hội & nhân văn (Social sciences & Humanities). Dưới nữa, các ấn phẩm lại được phân thành 27 ngành và hơn 300 chuyên ngành. Trong số 25.100 đầu ấn phẩm có đến 1/2020, tỷ lệ phân bố theo các nhóm lĩnh vực đã nêu theo thứ tự là 15,4% ; 28% ; 30,4% và 26,2%.

Ngoài việc bao gồm nhiều ấn phẩm thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hơn WoS, Scopus còn có ưu điểm cung cấp nhiều chức năng tra cứu rất tiện cho người dùng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tra cứu tài liệu đến đánh giá công bố khoa học của cá nhân và các cơ sở giáo dục đại học. Trong khi WoS rất hạn chế tra cứu miễn phí thì Scopus cho tra cứu miễn phí khá nhiều thông tin.

(Nguồn: https://www.elsevier.com/?a=69451).

Hỏi: Làm thế nào để biết một tạp chí khoa học có thuộc danh mục Scopus hoặc WoS không?

Trả lời: Cách đơn giản và tin cậy nhất là tra cứu trực tiếp trên các website sau đây :

– Đối với WoS: https://mjl.clarivate.com/

– Đối với Scopus: https://www.scimagojr.com/

Ở ô tìm kiếm, nhập thông tin tạp chí hoặc là chỉ số ISSN hoặc đầy đủ của tên tạp chí.

Chú ý :

– Khi tra cứu đối với WoS, kết quả hiển thị ban đầu chỉ mới gồm thông tin thuộc nhóm danh mục nào (SCIE, SSCI, AHCI, ESCI). Muốn biết thêm chi tiết như chỉ số IF thì phải chọn View profile page và đăng nhập bằng tài khoản cá nhân (tạo miễn phí).

– Với Scopus, khi tra trên trang SCImago, kết quả ban đều chỉ hiển thị tên tạp chí, khi click vào tên sẽ hiện đầy đủ thông tin khác (H-index, CiteScore, Q,…). Đặc biệt, cần chú ý mục “Coverage”, vì thông tin này cho biết liệu tạp chí có còn nằm trong danh mục Scopus nữa hay không hay đã bị đưa ra từ năm nào.

Trường hợp muốn có danh mục sẵn trong máy tính đề tra cứu, có thể tải về các danh mục từ các webssite :

– Đối với WoS: https://mjl.clarivate.com/collection-list-downloads (cần đăng nhập với tài khoản cá nahan)

– Đới với Scopus: https://www.scopus.com/home.uri (Mục Scopus content >> Scopus source list)

Hỏi: Một tạp chí khoa học có thể vừa thuộc danh mục Scopus, vừa thuộc danh mục WoS không?

Trả lời: Dĩ nhiên là có thể. Theo một thống kê năm 2019, tính trên toàn bộ CSDL, có 49% số tạp chí vừa thuộc Scopus vừa thuộc WoS. Số còn lại, hoặc chỉ thuộc Scopus mà không thuộc WoS và ngược lại. Tỷ lệ trùng nhau và biệt lập giữa 2 danh mục khác nhau tùy theo lĩnh vực khoa học, ví dụ:

Nhóm lĩnh vựcChỉ thuộc ScopusThuộc cả Scopus và WoSChỉ thuộc WoS
Natural Sciences & Engineering35%49%16%
Biomedical Research49%43%8%
Social Sciences27%50%23%
Arts & Humanities22%49%29%

(Nguồn: Simona Tabacaru, April, 2019:

https://oaktrust.library.tamu.edu/bitstream/handle/1969.1/175137/Web%20of%20Science%20versus%20Scopus%20Report%202019.pdf?sequence=4&isAllowed=y)

Hỏi: Các tạp chí trong danh mục WoS và Scopus chỉ xuất bản bằng tiếng Anh hay còn có ngôn ngữ nào khác?

Trả lời: Cả trong danh mục WoS và Scopus, ngoài tiếng Anh thì vẫn có các tạp chí xuất bản bằng ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung,… Một thống kê tháng 4/2029 (Simona Tabacaru, nguồn theo link có ở trên) cho thấy Scopus có khoảng 22% tạp chí không phải tiếng Anh. Tuy nhiên, khi xuất bản bằng tiếng khác thì tóm tắt buộc phải bằng tiếng Anh.

Một ví dụ, tạp chí “Chinese as a Second Language Research” (e-ISSN: 2193-2271, p-ISSN: 2193-2263) đăng cả bài viết bằng tiếng Anh và bằng tiếng Trung. Tạp chí này thuộc Scopus từ 2017 đến nay.

Hỏi: Chỉ số ISSN, ISBN là gì ?

Trả lời: ISSN (International Standard Serial Number) là mã số tiêu chuẩn quốc tế, dưới dạng một dãy số gồm tám chữ số được dùng để nhận dạng một ấn phẩm xuất bản nhiều kỳ như tạp chí, báo, bản tin, chuỗi sách, chuỗi kỷ yếu hội thảo, ….Nhiều xuất bản phẩm có ở cả hai dạng in và điện tử nên được ISSN cũng có hai loại là ISSN in (ISSN, p-ISSN) và ISSN điện tử (e-ISSN hay eISSN). Ví dụ, Tạp chí Khoa học Đại học Huế : Khoa học Tự nhiên có ISSN 1859-1388 và e-ISSN 2615-9678. Hệ thống ISSN được xây dựng như một tiêu chuẩn quốc tế ISO vào năm 1971 và được ấn hành với tên gọi ISO 3297 vào năm 1975, do Tiểu ban ISO TC 46/SC 9 quản lý.

ISBN (International Standard Book Number) là mã số chuẩn quốc tế để nhận dạng một cuốn sách. Hệ thống ISBN được tạo ở Anh năm 1966, sau đó được công nhận quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 2108 năm 1970. ISBN có thể có 10 ký tự  sô (kiểu cũ) hoặc 13 ký tự số (kiểu mới, áp dụng với mã vạch). Ví dụ, một cuốn sách của Nhà xuất bản Đại học Huế có mã ISBN 978-604-974-342-9.

ISSN và ISBN giống nhau về mặt ý tưởng, chỉ khác ở đối tượng nhận diện. Đi kèm với ISSN áp dụng cho toàn bộ xuất bản phẩm nhiều kỳ thì ISBN cũng có thể được cấp cho một kỳ cụ thể của xuất bản phẩm đó.

Chỉ số ISSN của một tạp chí, chỉ số ISBN của một cuốn sách chỉ là mã nhận dạng cho tạp chí hay cuốn sách mà không liên quan và phản ánh chất lượng khoa học của tạp chí hay cuốn sách.

Hỏi: Chỉ số IF và CiteScore là gì, giống nhau và khác nhau thế nào?

Trả lời: Cả WoS và Scopus đều đánh giá và xếp loại chất lượng tạp chí khoa học thông qua số lượng trích dẫn của các bài báo đăng trên tạp chí. WoS sử dụng chỉ số IF (Impact factor, chỉ số ảnh hưởng) còn Scopus thì dùng chỉ số CiteScore (điểm trích dẫn). Như vậy IF và CiteScore đều là 2 chỉ số có bản chất như nhau để đo mức độ ảnh hưởng của tạp chí thông qua trích dẫn; là số trích dẫn trung bình tính trên 1 bài báo của tạp chí trong 1 khoảng thời gian xác định (lấy tổng số trích dẫn của các bài báo của tạp chí chia cho tổng số bài báo trong khoảng thời gian tính). Đúng ra đơn vị của IF và CiteScore là số trích dẫn/bài báo. Khi so giữa các tạp chí trong cùng danh mục, tạp chí nào có IF hay CiteScore càng lớn thì ảnh hưởng hay uy tín càng cao.

Tuy nhiên, IF và CiteScore khác nhau ở một số điểm:

+ IF được tính từ CSDL tạp chí Web of Science (WoS) của Clarivate Analytics còn CiteScore được tính từ CSDL tạp chí Scopus của Elsevier. Hai dữ liệu này khác nhau về quy mô. Do đó, có tạp chí có CiteScore nhưng không có IF (do có tên trong Scopus nhưng không có trong WoS) và ngược lại.

+ IF có từ 1975 nhưng CiteScore thì mới có từ năm 2016.

+ IF tính trung bình cho khoảng thời gian 2 năm trong khi CiteScore (trước đây) thì tính trung bình cho thời gian 3 năm, đặc biệt CiteScore 2019 lại tính cho 4 năm (2016-2019).

+ Giá trị IF và CiteScore của một tạp chí (có tên trong cả WoS và Scopus) sẽ không giống nhau. Khi so sánh giữa các tạp chí thì chỉ được so sánh hoặc theo IF hoặc theo CiteScore mà không thể so sánh ngang giữa IF và CiteScore được (thậm chí có trường hợp cho kết quả ngược nhau). Ví dụ :

Tạp chíNew England Journal of MedicineNature Reviews Materials
IF năm 201974,69971,189
CiteScore 201966,1123,7

Trên trang Clarivate (https://mjl.clarivate.com/home) muốn tra IF phải đăng nhập bằng tài khoản, còn trên trang Scopus (https://www.scopus.com/sources) có thể tra CiteScore trực tiếp không cần đăng nhập tài khoản. Tuy nhiên, thường trên trang chủ các tạp chí có cả thông tin IF và CiteScore, hoặc có nhiều trang tra cứu cho phép tra đồng thời cả IF và CiteScore.

Hỏi: Phân hạng tạp chí Q1, Q2, Q3, Q4 là gì?

Trả lời: Số trích dẫn, và theo đó là IF của WoS hay CiteScore của Scopus, rất khác biệt giữa các lĩnh vực, các ngành khoa học. Ví dụ, một thống kê cho thấy bài báo ngành toán có được trích dẫn mười lần là tương đương một bài trong ngành vật lý được trích dẫn khoảng ba chục lần hay một bài trong ngành khoa học sự sống được trích dẫn khoảng sáu chục lần. Do đó, việc so sánh IF hay CiteScore giữa các tạp chí chỉ có ý nghĩa trong từng ngành, từng lĩnh vực khoa học.

Nếu xếp các tạp chí thuộc cùng một ngành/lĩnh vực trong danh mục WoS (hay Scopus) theo chỉ số IF (hay CiteScore) từ cao xuống thấp, thì ứng với các tứ phân vị (quartile) sẽ phân thành 4 hạng:

– Q1 : các tạp chí có IF (hay CiteScore) thuộc top 25%

– Q2: các tạp chí có IF (hay CiteScore) thuộc nhóm 25 – 50%

– Q3: các tạp chí có IF (hay CiteScore) thuộc nhóm 50 – 75%

– Q4: các tạp chí có IF (hay CiteScore) thuộc nhóm 75 – 100%.

Các tạp chí khoa học danh tiếng trong một ngành/lĩnh vực chiếm hầu hết hạng Q1.

Do IF và CiteScore khác nhau, nên hạng Q của một tạp chí ở WoS không nhất thiết trùng với hạng Q của tạp chí đó ở Scopus.

Đối với WoS, không thể tra được hạng Q của tạp chí trên trang https://mjl.clarivate.com/ bằng tài khoản miễn phí, nhưng với Scopus thì hoàn toàn có thể tra cứu trực tiếp không cần tài khoản từ trang SCImago https://www.scimagojr.com/.

Hỏi: Thế nào là tạp chí khoa học dỏm và cách nhận biết?

Trả lời: Trước nhu cầu công bố khoa học quốc tế gia tăng mạnh, lợi nhuận hấp dẫn của việc xuất bản tạp chí khoa học và xu thế xuất bản trực tuyến, đã xuất hiện các tạp chí khoa học với danh nghĩa “quốc tế” có phí xuất bản rẻ, thời gian xuất bản ngắn nhưng chất lượng thấp. Cộng đồng khoa học gọi các tạp chí này là “predatory journal” – tạm dịch là tạp chí dỏm hay tạp chí ngụy tạo.

Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn từ Úc (xem tại đây), các dấu hiệu để nhận diện tạp chí khoa học dỏm là:

(1). Không có cơ quản chủ quản (thường là các hiệp hội chuyên ngành hoặc trường đại học, viện nghiên cứu).

(2). Tên tạp chí thường chung chung, nghe rất “kêu” hoặc nhái theo tên các tạp chí nổi tiếng (Ví dụ: “Journal of Engineering and Medicine”, “International Journal of Engineering Technology and Scientific Innovation”,…)

(3). Không có tên trong các danh mục WoS, Scopus (GS. Tuấn cho rằng vẫn có một số tạp chí hạng Q3, Q4 của Scopus là tạp chí dỏm).

(4). Tổng Biên tập, thành viên Ban biên tập không có thành tích khoa học tốt, không có tiếng tăm trong lĩnh vực chuyên môn, thường là từ các nước Trung Đông, Ấn Độ, Châu Phi,…

(4). Chất lượng bài báo kém, giá trị khoa học rất thấp, nhiều sai sót do không có phản biện hay có thì rất qua loa để xuất bản nhanh.

(5). Tiếng Anh có nhiều sai sót.

Một số tổ chức, cá nhân đã nỗ lực lập danh sách các tạp chí dỏm để cảnh báo các nhà khoa học. Một trong số đó là “danh sách của Beall” (Beall’s list). Jeffrey Beall là một quản trị viên thư viện tại ĐH Colorado Denver, năm 2010 ông đã thống kê hàng nghìn tạp chí và nhà xuất bản mà ông cho rằng đang lừa dối các tác giả bằng cách thu phí xuất bản nhưng không đi kèm với các quy trình phản biện, biên tập thông thường. Mặc dù năm 2017 Beall đã đóng cửa blog gây tranh cãi của mình do có “sức ép”, nhưng những người khác vẫn tiếp tục duy trì và cập nhật “danh sách của Beall”.

Website “danh sách của Beall” các nhà xuất bản và tạp chí có tiềm năng là dỏm: https://beallslist.net/

(Theo hueuni.edu.vn: http://cdgs.hueuni.edu.vn/news/tim-hieu-ve-cong-bo-khoa-hoc-quoc-te.html)

Tuesday, December 26, 2023

'Thần kinh doanh' Nhật Bản Kazuo Inamori: Sự trưởng thành của con người bắt đầu từ 3 lần thức tỉnh, giác ngộ càng sớm, thành công càng nhiều

 Cuộc sống là một quá trình thức tỉnh và tái tạo.

Kazuo Inamori sinh ra là một cậu bé nghèo, học vấn tầm thường, từ nhỏ đã phải chịu cảnh khốn khó, bệnh tật.Những bằng sự nỗ lực của bản thân, ông đã lội ngược dòng, vượt lên số phận để trở thành 1 trong những doanh nhân thanh công nhất của đất nước Nhật Bản.

Ông không chỉ thành lập hai công ty Fortune 500 mà còn lật ngược tình thế và cứu một hãng hàng không ở tuổi 78, tạo ra hết phép lạ kinh doanh này đến phép lạ kinh doanh khác. Xuyên suốt cuộc đời huyền thoại của Inamori Kazuo, bạn sẽ thấy rằng sự trưởng thành của ông bắt đầu từ ba lần thức tỉnh mang tính quyết định.

Từ tư duy cố định đến tư duy phát triển

Nhà tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford chia mô hình suy nghĩ của mọi người thành hai loại: tư duy cố định và tư duy phát triển. Những người có tư duy cố định sẽ rụt rè và không tiến về phía trước khi gặp thất bại. Những người có tư duy phát triển có thái độ tích cực, có thể suy ngẫm về bản thân khi gặp vấn đề và không bao giờ bỏ cuộc.

Chuyển từ tư duy cố định sang tư duy phát triển là sự thức tỉnh đầu tiên trong cuộc sống và là bước nhảy vọt về mặt tinh thần.

Khi Kazuo Inamori vừa tốt nghiệp, ông làm việc cho một công ty sản xuất gốm sứ đang trên bờ vực phá sản. Lãnh đạo công ty thường thở dài và nói: "Tôi thật xui xẻo". Khi khách hàng trả lại sản phẩm không đạt chất lượng, ông trách khách hàng đòi hỏi quá cao, khi việc nghiên cứu phát triển vật liệu mới thất bại, ông cho rằng việc nghiên cứu phát triển quá khó khăn.

 

Các đồng nghiệp khác cũng có suy nghĩ tương tự và tiếp tục cuộc sống trong khi vẫn phàn nàn.

Kazuo Inamori bị ảnh hưởng sâu sắc bởi chuyện này và đã viết thư bày tỏ nỗi đau buồn với gia đình. Nhưng anh lại bị anh trai mắng: "Người chỉ biết phàn nàn thì có tương lai gì?". Câu nói này đột nhiên khiến Inamori Kazuo thức tỉnh, ông không còn phàn nàn với đồng nghiệp nữa.

Thay vào đó, ông chuyển vào phòng thí nghiệm và cống hiến hết mình cho công việc nghiên cứu cả ngày lẫn đêm. Sau hàng trăm lần thất bại, điều kỳ diệu đã xảy ra và ông đã phát triển thành công một loại vật liệu mới. Chỉ sau một thời gian, khách hàng đổ xô đặt hàng.

Bằng cách này, ông không chỉ cứu được công ty đang gặp nguy hiểm mà còn bước vào nấc thang mới trong cuộc đời mình.

Hãy thoát khỏi "tư duy cố định" và thúc đẩy bản thân bằng "tư duy phát triển". Hãy đổi "Tôi không thể" thành "Tôi cố gắng hết sức" và "Tôi không thể" thành "Tôi có thể học". Khi bạn dám thử thách và không ngừng khám phá sức mạnh tiềm ẩn của mình, bạn sẽ trở nên dũng cảm hơn và đạt được sự biến đổi nhanh chóng.

Từ tư duy tư lợi đến tư duy vị tha

Kazuo Inamori luôn gặp xui xẻo cho đến năm 27 tuổi.

Tuy nhiên, ngay sau khi ông nhận ra rằng "bản chất của vũ trụ là lòng vị tha", bánh răng của số phận bắt đầu chuyển động.

Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đầu tiên trên thế giới nổ ra, nhiều công ty Nhật Bản không còn cách nào khác là phải sa thải nhân viên để tự bảo vệ mình.

Kyocera, do Kazuo Inamori thành lập, cũng bị ảnh hưởng, với số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh xuống còn 1/10. Nhưng Inamori Kazuo khẳng định chắc chắn rằng ông sẽ không sa thải bất kỳ nhân viên nào, kể cả những người làm việc theo giờ."Tìm nhân viên khi cần và ném họ ra đường khi không còn hữu dụng, đây có phải là việc chúng ta nên làm?"

Trong thời gian đó, ông để 1/10 số người tiếp tục làm việc, số còn lại đi học hoặc dọn dẹp nhưng vẫn được trả lương. Các nhân viên cũng cảm động trước lòng nhân từ của Inamori Kazuo và đưa ra những đề xuất giúp công ty vượt qua khủng hoảng. Sau này, Kyocera không chỉ vượt qua khó khăn thành công mà còn đứng lên và phát triển thành công ty Fortune 500.

Thành công thỉnh thoảng phụ thuộc vào may mắn, thành công tất yếu phụ thuộc vào khuôn mẫu.

Từ tư duy tư lợi đến tư duy vị tha là sự thức tỉnh thứ hai trong cuộc sống và là sự thay đổi trong khuôn mẫu. Cho dù đó là công việc hay cuộc sống, khi bạn đứng vào vị trí của người khác và tích cực giúp đỡ cũng như thấu hiểu người khác, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Chỉ khi bạn sẵn sàng cầm ô che mưa cho người khác thì người khác mới sẵn sàng mở đường, xây cầu cho bạn. Đúng như Kazuo Inamori đã nói: Chỉ cần con người có tấm lòng vị tha và làm những việc nhân hậu thì vận mệnh của họ sẽ tự nhiên được cải thiện. Quan tâm đến người khác trong mọi việc bạn làm thực sự là cách bạn hoàn thành chính mình.

Khi bạn biết cách đánh giá bản thân và người khác và bắt đầu xem xét vấn đề từ quan điểm của người khác, bức tranh của bạn sẽ ngày càng rộng hơn và cuộc sống của bạn sẽ ngày càng suôn sẻ hơn.

Từ tư duy tù nhân đến tư duy linh hoạt

Có một câu chuyện được kể trong cuốn "Utopia":

Nhiều tù nhân bị nhốt trong hang, chăm chú nhìn những bóng ma trên tường.

Những bóng ma này được tạo ra một cách nhân tạo, nhưng các tù nhân coi chúng là bộ mặt thật của thế giới và đắm mình trong đó. Cho đến một ngày, một tù nhân trốn thoát khỏi hang động, phát hiện ra thế giới thực tế bên ngoài và nhanh chóng quay lại kể lại cho đồng đội của mình.

 Nhưng những người bạn đồng hành của anh không hề tin anh, họ coi anh như kẻ phản bội.

Thực ra, kẻ nhốt tù nhân không phải là cái hang, mà là chiếc lồng vô hình trong tâm trí anh ta.

Trong cuộc sống, sở dĩ nhiều người trì trệ, đi vào ngõ cụt khi gặp vấn đề là do tư duy của họ rơi vào kiểu "tư duy của tù nhân" .

Nhưng mọi chuyện thường không tệ như bạn nghĩ, hãy chủ động phá bỏ bức tường cao trước mặt, bạn sẽ phát hiện ra rằng trong cơn khủng hoảng cũng ẩn chứa một bước ngoặt.

Vào những năm 1960, các đối thủ cạnh tranh của Kyocera ngày càng gia tăng, lợi nhuận ngày càng giảm và công ty đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trì trệ. Các nhân viên đang tập trung vào việc thăm quan nhiều thị trường hơn và cạnh tranh các đơn đặt hàng hiện có để cải thiện hiệu suất, nhưng họ đạt được rất ít thành công. Vào thời điểm quan trọng, Inamori Kazuo đã đưa ra một quyết định táo bạo.

Ông chuyên chọn ra những đơn hàng mà các công ty khác không thể đảm nhận, thậm chí còn chủ động đề xuất ý tưởng sản phẩm cho khách hàng. Khách hàng thường rất hào hứng và ký hợp đồng ngay.

Nhưng trên thực tế, với công nghệ của Kyocera vào thời điểm đó, việc tạo ra một sản phẩm như vậy đơn giản là không thể. Đối mặt với sự bối rối của các nhân viên, Inamori giải thích: "Các công ty khác chỉ chấp nhận những gì công nghệ hiện có làm được, còn những gì không thể làm được thì chúng ta sẽ chấp nhận. Vì công nghệ chưa đủ nên chúng ta sẽ làm ngược lại, buộc phải nghiên cứu công nghệ mới".

Dưới áp lực to lớn, đội ngũ R&D của Kyocera tiếp tục thử thách các sản phẩm mới và các lĩnh vực chưa biết, đồng thời lần lượt vượt qua các khó khăn kỹ thuật. Trong vòng vài năm, Kyocera đã trở lại vị trí dẫn đầu ngành.

Triết gia Schopenhauer từng nói: Nhà tù lớn nhất thế giới chính là tư duy của con người.

Khi gặp nút thắt, đi vào ngõ cụt, hãy cố gắng nhắc nhở bản thân: Núi không vượt được thì mình đi qua, đường này không dẫn thì rẽ đường khác.

Để bản thân tiến bộ từ tư duy tù nhân sang tư duy linh hoạt là sự thức tỉnh thứ ba trong cuộc sống và là sự nâng cấp trong tư duy.

Cuộc sống là một quá trình liên tục thức tỉnh và tái tạo. Tùy theo mức độ thức tỉnh mà cảnh giới đạt tới sẽ khác nhau, phương hướng cũng sẽ rất khác nhau. Muốn chuyển hóa bản thân, bạn phải thay đổi tâm lý, suy nghĩ của mình. Mỗi lần thức tỉnh sẽ giúp bạn kết nối với một thế giới rộng lớn hơn và đưa cuộc sống của bạn lên một tầm cao mới.

Sunday, December 10, 2023

6 Japanese Techniques to Transform Your Life

Have you ever felt stuck in your daily routine, yearning for a more fulfilling and purposeful life? The secret to such a transformation might not be as elusive as it seems. In Japan, a culture deeply rooted in mindful and intentional living, there exist time-tested philosophies and practices specifically aimed at enhancing life’s quality. These methods, or “Japanese Techniques for Life Improvement,” are more than just concepts, they are pathways to a profound personal evolution. In this blog, we’ll explore six remarkable Japanese techniques that can drastically enhance your life. From finding your true purpose to embracing the beauty of imperfection, each method offers a unique, transformative approach to happiness and wellbeing. Whether you’re a seasoned self-improvement enthusiast or just beginning your journey, these insights from the land of the rising sun promise to bring new dimensions of growth and fulfillment into your life.

Ikigai — Finding Your Purpose

Ikigai, the Japanese concept of finding one’s “reason for being,” merges what you love, what you’re good at, what the world needs, and what you can be paid for. This harmony is believed to lead not just to professional success but to personal fulfillment and longevity.

Researchers, including those from Tohoku University in Japan, have linked Ikigai to lower risks of cardiovascular diseases and extended life expectancy. But how does one discover their Ikigai? Start by reflecting on your passions, skills, societal needs, and potential earnings. This self-exploration can reveal a unique purpose that evolves over time.

Finding Ikigai is less about a single eureka moment and more about an ongoing journey of aligning your life with intrinsic motivation and a sense of contribution. Embracing this journey can significantly impact well-being, reflecting the transformative spirit of “Japanese Techniques for Life Improvement.

Kaizen — Continuous Improvement

The principle of Kaizen, or “continuous improvement,” is a cornerstone of Japanese philosophy, teaching the power of small, consistent changes. Initially applied in post-war Japanese manufacturing, this approach has widespread applicability, emphasizing gradual, sustainable progress rather than sudden, drastic shifts.

This method is about the accumulation of tiny, manageable improvements in our daily routines, whether in personal skills or professional tasks. A study at the University of California supports this, showing that small, consistent lifestyle changes can be more effective and sustainable than large, immediate ones. In the realm of personal development, this could mean learning a new language for ten minutes daily or decluttering one drawer at a time.

Kaizen’s beauty lies in its achievable simplicity. Even modest efforts, when regularly applied, can lead to significant, lasting transformations. By breaking down overwhelming tasks into smaller, more manageable ones, we can avoid burnout and maintain a steady pace of improvement, truly embodying the “Japanese Techniques for Life Improvement.

The Pomodoro Technique — Enhanced Productivity

Francesco Cirillo developed the Pomodoro Technique in the late 1980s. It’s a robust time management tool that greatly boosts productivity. The technique’s name comes from ‘pomodoro’, the Italian word for tomato. Cirillo named it after the tomato-shaped kitchen timer he used. The method involves dividing work into focused intervals of 25 minutes, followed by short breaks.

This technique is much more than an unusual productivity tip. It’s a proven method to sharpen focus and combat mental fatigue. “Pomodoros,” the name for these intervals, encourage a balanced rhythm of work and rest. This balance is key to maintaining high concentration levels and mental sharpness. Studies show that taking regular breaks can revitalize attention spans and elevate cognitive performance. This method helps to optimize productivity in a simple yet effective way, demonstrating the profound impact of frequent, short pauses in work.

Applying the Pomodoro Technique involves selecting a task, setting a timer for 25 minutes, and working uninterrupted until the timer rings. After this focused session, a short 5-minute break follows, with longer breaks after every four pomodoros. This pattern helps in managing tasks more efficiently, reducing the anxiety of an overwhelming workload, and increasing overall productivity.

Integrating the Pomodoro Technique into your daily routine could be transformative. By harnessing the power of focused bursts of work with regular breaks, you align with the principles of the “Japanese Techniques for Life Improvement,” crafting a more productive, less stressful work life.

Hara Hachi Bu — Mindful Eating

Originating from the Okinawan tradition, Hara Hachi Bu is a principle that means “eat until you are 80% full.” It stands as a stark contrast to the more common practice of eating until completely full or even overstuffed. This mindful eating concept is not just about portion control, it’s a deeper reflection of a balanced, aware approach to food.

Okinawa, where this practice is widespread, is renowned for having one of the world’s highest populations of centenarians. Studies suggest that this longevity may be partly attributed to dietary habits like Hara Hachi Bu. For instance, the Okinawa Centenarian Study highlighted the role of calorie restriction in the remarkable lifespan of Okinawans. By stopping at 80% fullness, one naturally reduces calorie intake, which has been linked to increased life span and reduced aging in various research studies.

Hara Hachi Bu goes beyond just eating less, it’s about listening to and respecting your body’s hunger cues. It encourages eating slowly and mindfully, allowing the body to register fullness, often achieved with smaller, more frequent meals. This habit not only helps in weight management but also improves digestion and energy levels.

Adopting Hara Hachi Bu can be a transformative step towards a healthier lifestyle. By practicing this principle, you align with the “Japanese Techniques for Life Improvement,” embracing a holistic view of health that extends far beyond mere dieting, and into a sustainable, enriching way of life.

Shoshin — Beginner’s Mind

Shoshin or “beginner’s mind”, is a concept from Zen Buddhism. It urges us to face life’s experiences with the curiosity and openness of a beginner. This mindset can be incredibly beneficial, particularly in creative and learning processes.

Studies in psychology highlight the advantages of this mindset. When people tackle problems like beginners, they often devise more innovative solutions. A fresh perspective, unclouded by preconceived notions and expertise biases, can lead to breakthroughs in understanding and problem-solving.

Embracing Shoshin means you’re always ready to learn, open to new possibilities, even in familiar situations. It keeps the mind agile and youthful, essential for continuous personal growth. This approach not only enriches learning experiences but also aligns with the transformative spirit of “Japanese Techniques for Life Improvement.

Wabi-Sabi — Embracing Imperfection

Wabi-sabi represents a fundamental aspect of traditional Japanese aesthetics, centering on the acceptance and appreciation of imperfection. This philosophy encourages finding beauty in the incomplete, impermanent, and imperfect aspects of life. Embracing wabi-sabi can lead to greater contentment, resilience, and a reduction in the stress caused by chasing perfection.

Research in psychology links the pursuit of perfectionism to various mental health challenges, including anxiety and depression. Striving for unattainable perfection can create a perpetual sense of failure and dissatisfaction. Wabi-sabi offers a counter-narrative, suggesting that there is elegance and grace in the flawed and incomplete.

Incorporating wabi-sabi into everyday life involves adjusting our perspective. It’s about celebrating the scars and stories behind an old, chipped vase or the uneven stitches in a handmade garment. This mindset fosters a sense of peace and acceptance, not only with objects but also with ourselves and our own imperfections. Living with a wabi-sabi mindset, we learn to embrace life’s imperfections and transient nature, discovering a more profound sense of beauty and tranquility.

Conclusion — Integrating Japanese Techniques into Your Life

To conclude, the 6 Japanese principles offer profound insights into living a better, more fulfilling life. These practices go beyond simple life hacks, providing ways to enhance overall well-being. From discovering profound purpose with Ikigai to learning the art of imperfection through Wabi-Sabi, each technique has the power to bring significant, positive change.

Backed by research and rooted in deep wisdom, these techniques are not just paths to increased productivity or healthier living, they’re gateways to a balanced and mindful existence. Even adopting a few of these practices can have transformative effects on mental health, work efficiency, and personal happiness.

As you pursue personal growth, these philosophies invite you to enjoy the journey itself, not just the outcome. By embracing these teachings with an open and willing spirit, you pave the way to a more balanced, enriched life.