Sunday, December 15, 2024

Cứ mỗi giây, có 3,8 triệu tế bào trong cơ thể phải chết đi để bạn được sống

 27/01/2021 11:27 AM | Khoa học

Vậy trong cả cuộc đời, có bao nhiêu tế bào đã lặng lẽ sinh ra và chết đi, chỉ để phục vụ cuộc sống của bạn một cách trung thành?

Ngay lúc này, trên cơ thể bạn đang có 70 nghìn tỷ tế bào. Chúng hoạt động cùng nhau để giữ gìn mạng sống cho bạn - mặc dù, một số lượng lớn trong số đó sẽ phải hi sinh bản thân mình mỗi ngày để bạn được sống.

Nếu những tế bào không chết đi, chúng có thể liên tục sinh sôi nảy nở để tạo thành những khối u ác tính trong cơ thể bạn. Điều chính xác mà chúng ta đang nói đến ở đây là ung thư - ung thư chính là những tế bào không bao giờ chết đi.

Vì vậy, nếu đang còn sống và khoẻ mạnh, bạn sẽ phải cảm ơn những tế bào của mình đang chết đi mỗi ngày - và cả những tế bào được sinh ra để thay mới cho chúng, ngăn không cho cơ thể bạn vỡ vụn như một căn nhà xuống cấp không được trùng tu sửa chữa.

Mỗi ngày, cơ thể của bạn phải hi sinh 330 tỷ tế bào, tương đương với 3,8 triệu tế bào mỗi giây

Theo hai nhà sinh học Ron Sender và Ron Milo đến từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel, mỗi ngày, cơ thể bạn đều tạo ra khoảng 330 tỷ tế bào mới để thay thế cho số lượng tế bào tương đương đã chết đi.

Và để đảm bảo tốc độ đó, cứ mỗi giây bạn sẽ phải sinh ra hơn 3,8 triệu tế bào. Hầu hết trong số đó là các tế bào máu, tiếp theo là các tế bào trong ruột của bạn. Chỉ tính riêng hai loại tế bào này đã chiếm 98% lượng tế bào được thay mới mỗi ngày. Các tế bào trong nội tạng khác như gan, thận, phổi hay thậm chí cả tế bào da chết - tưởng chừng rất nhiều - nhưng cộng lại chỉ chiếm chưa đến 2%.

Tính ra các con số tế bào được thay mới mỗi ngày không chỉ là việc giải một bài toán thú vị. Những kiến thức này còn giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách cơ thể con người hoạt động và vai trò của sự luân chuyển tế bào đối với sức khỏe và bệnh tật.

Trước đây, có một lầm tưởng phổ biến rằng cơ thể bạn sẽ tái tạo toàn bộ các tế bào của nó sau mỗi 7 năm. Trên thực tế, câu chuyện này phức tạp hơn nhiều. Trong cơ thể bạn có một số tế bào chỉ sống được vài ngày, trong khi tuổi thọ của những tế bào khác - chẳng hạn như tế bào thần kinh trong tiểu não và lipid trong thủy tinh thể - chỉ bị giới hạn bởi tuổi của chính bạn.

Điều đó có nghĩa là chúng sẽ sống cùng bạn cho đến khi tắt thở. Nhưng khác với tế bào ung thư, các tế bào này chỉ sống mà không sinh sôi để tạo thành khối u. Vì vậy, chúng là những tế bào già nua nhưng cần mẫn, không phải một kẻ thù mà cơ thể cần tiêu diệt.

Cứ mỗi giây, có 3,8 triệu tế bào trong cơ thể phải chết đi để bạn được sống - Ảnh 1.

Tuổi thọ của một số tế bào trong cơ thể con người.

Làm thế nào mà các nhà khoa học tính ra được những con số đó?

Các nghiên cứu trước đây đã ước tính được số lượng tế bào trong cơ thể, từng loại tế bào và tuổi thọ của chúng. Tuy nhiên, vẫn có rất ít công trình thực hiện được một cuộc "điều tra dân số" tế bào toàn diện, để tính toán và xác định tỷ lệ luân chuyển, thay mới của chúng trong cơ thể.

Vì vậy, Sender và Milo đã nhận lấy trách nhiệm này.

"Với nghiên cứu mới này, chúng tôi đã lấp đầy khoảng trống kiến ​​thức liên quan đến động lực luân chuyển tế bào trên toàn bộ cơ thể con người. Công việc này được thực hiện bằng cách khảo sát sự thay đổi tuổi thọ của các loại tế bào khác nhau và định lượng tỷ lệ luân chuyển tế bào cả về khối lượng và số lượng của chúng", các tác giả viết.

Tất cả các tính toán này được thực hiện trên một cơ thể tham chiếu tiêu chuẩn: một nam giới khỏe mạnh, hơn 20 tuổi và chưa đến 30, nặng 70 kg (154 pound) và cao 170 cm (5 feet 7 inch). Sender và Milo sau đó đã liệt kê toàn bộ các loại tế bào có số lượng đủ lớn, chiếm trên 0,1% tổng số tế bào trong cơ thể.

Tuổi thọ của các tế bào này được hai nhà sinh học thu thập từ một cuộc khảo sát qua các tài liệu trước đây, trong đó, nhiều nhà khoa học tiền nhiệm đã đo lường trực tiếp tuổi thọ của từng loại tế bào. Sender và Milo tiếp tục tính ra được khối lượng tế bào tổng thể cho từng loại tế bào trong danh sách, dựa trên khối lượng tế bào trung bình của chúng.

Với các thông tin này, hai nhà khoa học tiếp tục tính ra được mỗi ngày, một cơ thể tiêu chuẩn như trên sẽ thay mới khoảng 80 gram tế bào chết đi, tương đương với 330 tỷ tế bào.

Trong số các tế bào thay mới đó, 86% sẽ là tế bào máu, chủ yếu là hồng cầu - loại tế bào có số lượng nhất trong cơ thể và bạch cầu trung tính - cũng là loại bạch cầu phong phú nhất. 12% các tế bào thay mới liên tục khác là tế bào biểu mô đường tiêu hoá.

Cứ mỗi giây, có 3,8 triệu tế bào trong cơ thể phải chết đi để bạn được sống - Ảnh 2.

86% lượng tế bào thay mới mỗi ngày là tế bào máu, trong đó chủ yếu là hồng cầu.

Đáng ngạc nhiên thay, chỉ có một lượng nhỏ tế bào da, khoảng 1,1% được thay mới mỗi ngày - mặc dù đa số chúng ta nghĩ rằng tế bào da chết là những tế bào được thay mới nhiều nhất. Tiếp theo đó, tế bào nội mô lót các mạch máu và tế bào phổi là những tế bào sớm được thay thế cuối cùng, với mỗi loại chỉ chiếm 0,1% tổng số tế bào trong cơ thể.

Nhưng đó chỉ là về mặt số lượng. Mặc dù các tế bào máu tạo đóng góp phần lớn vào số lượng các tế bào được thay mới, nhưng theo khối lượng thì lại là một câu chuyện khác. Chỉ 48,6% khối lượng tế bào chết đi trong cơ thể mỗi ngày là tế bào máu. Các tế bào đường tiêu hóa chiếm 41% khác. Tế bào da chiếm 4%, trong khi tế bào mỡ chiếm 4% khác theo khối lượng.

Công việc đếm tế bào chết đi mỗi ngày có ý nghĩa thế nào?

Nếu bạn đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với tất cả các tế bào chết, thì chúng sẽ bong ra trong trường hợp của tế bào da và tế bào đường tiêu hoá. Một số tế bào có thể làm thức ăn cho ký sinh trùng và bị ký sinh trùng phân hủy. Một số tế bào khác thậm chí được thu hồi và tái chế một phần bởi chính cơ thể bạn.

Nhưng một điều quan trọng cần lưu ý là tất cả những con số kế trên có thể sẽ khác nhau tuỳ vào mỗi người. Chúng còn thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, kích thước cơ thể và giới tính.

Các ước lượng của Sender và Milo chỉ cung cấp cơ sở để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của sự luân chuyển tế bào trong cơ thể con người. "Có rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra xoay quanh chủ đề tái thiết các nội tạng liên quan đến sức khỏe và bệnh tật. Và một phần câu trả lời là thứ mà các nhà khoa học khác có thể tìm được thông báo qua phân tích của chúng tôi", hai nhà sinh học viết.

"Ví dụ, tốc độ thay mới của tế bào khối u ung thư so với tốc độ thay mới trung bình của từng loại tế bào trong cơ thể bệnh nhân như thế nào? Quá trình sinh tổng hợp và năng lượng tham gia vào sự phát triển của khối u là bao nhiêu? Và nó có tác động trực tiếp đến việc phân bổ nguồn lực trong cơ thể hay không? Khối u liệu có thao túng và chiếm các nguồn lực dành riêng cho việc tái tạo mô để phát triển?".

Cứ mỗi giây, có 3,8 triệu tế bào trong cơ thể phải chết đi để bạn được sống - Ảnh 3.

Các tế bào ung thư không bao giờ chết, chúng sinh sôi nảy nở bên trong cơ thể và tạo thành các khối u.

  Rõ ràng, đó đều là những câu hỏi rất quan trọng và cần thêm các nghiên cứu mới để trả lời. Đáp án của các câu hỏi này có thể ẩn chứa rất nhiều điều kỳ diệu, không loại trừ một chiến lược có thể tiêu diệt khối u ung thư.

Nhưng đó còn là công việc tương lai của các nhà khoa học. Còn với đại đa số người bình thường chúng ta, nghiên cứu của Sender và Milo ít nhiều đã cho chúng ta hiểu, cứ mỗi giây trôi qua, cơ thể chúng ta lại sinh ra 3,8 triệu tế bào mới.

Đó quả là một cỗ máy kỳ diệu, hãy thử tính trong suốt một đời người, bạn đã sản sinh ra bao nhiêu tế bào cả thảy? Có bao nhiêu tế bào đã lặng lẽ sinh ra và chết đi, chỉ để phục vụ cuộc sống của bạn một cách trung thành?

Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Nature Medicine.

5 quy tắc ăn uống đơn giản mà “đắt giá” của dân vùng sống thọ nhất thế giới

 08-07-2023 - 12:28 PM Sống

Những thói quen “nhỏ nhưng có võ” này góp phần lớn vào tuổi thọ kỷ lục tại 5 Vùng Xanh trên thế giới.

Blue Zones (Vùng Xanh) là 5 khu vực trên thế giới có dân số sống lâu nhất và khỏe mạnh nhất: Ikaria, Hy Lạp; Loma Linda, California; Sardinia, Ý; Okinawa, Nhật Bản và Nicoya, Costa Rica. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có 9 điểm chung trong lối sống của dân cư những vùng này, dù họ ở cách xa nhau hàng ngàn dặm.

Trong một hội thảo do Hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe toàn cầu tổ chức, nhà báo Dan Buettner và cũng là một chuyên gia về Blue Zones, đã chia sẻ một số mẹo dinh dưỡng giúp kéo dài tuổi thọ ông thu thập được sau nhiều năm nghiên cứu về cuộc sống của những cộng đồng này.

1. Chủ yếu ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Nhiều thế hệ sinh sống tại Blue Zones ăn 90-100% thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Chế độ ăn chủ yếu là thực vật được chứng minh là tốt cho tim, ruột và não.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Julieanna Hever, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả đều góp phần duy trì chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh, có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật còn chứa chất chống oxy hóa, có lợi cho não bằng cách bảo vệ não khỏi tác hại của các gốc tự do và cũng giúp lưu thông oxy.

5 quy tắc ăn uống đơn giản mà “đắt giá” của dân vùng sống thọ nhất thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vì thực vật giàu chất xơ nên có khả năng giữ cho vi khuẩn tốt phát triển trong đường ruột, giúp cơ quan này khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm dựa trên thực vật như rau và ngũ cốc có ít carbon hơn thịt và sữa.

2. Ăn nhiều carb lành mạnh

Theo Dan Buettner, người dân Vùng Xanh tiêu thụ 65% lượng calo hàng ngày ở dạng carb, ăn đa dạng các thực phẩm chứa carb như: ngũ cốc, rau xanh, củ, quả hạch và đậu. Đặc biệt họ tránh xa những thực phẩm siêu chế biến. Việc ăn đa dạng các nhóm chất từ carb, đi kèm chất xơ cùng vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hoạt động tốt nhất.

“Thức ăn trường thọ nhất là các loại đậu. Nếu bạn ăn khoảng 1 cốc đậu mỗi ngày, bạn có thể tăng thêm 4 năm tuổi thọ”, Buettner nhấn mạnh về tác dụng của carb trong đậu.

3. Thỉnh thoảng ăn thịt

Dan Buettner cho biết thịt là loại thực phẩm chỉ ăn vào những dịp đặc biệt ở Vùng Xanh và người dân chỉ thưởng thức loại thực phẩm này 5 lần/tháng. Một phần thịt không lớn hơn kích thước của quân bài, tương đương khoảng 85g.

Mặc dù thịt là nguồn cung cấp protein, vitamin B và sắt sinh học tuyệt vời nhưng việc ăn quá nhiều thịt cũng liên quan đến bệnh tim mạch, ung thư đại trực tràng và các vấn đề sức khỏe khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam và nữ tiêu thụ lượng thịt cao có thể khiến tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cao hơn.

4. Thích uống nước và cà phê

Người dân Vùng Xanh thường uống 6 ly nước mỗi ngày và uống cà phê vào buổi sáng. Sự lựa chọn này giúp họ tránh xa đồ uống có đường như soda, đã được khoa học chứng minh có tác động tiêu cực đến sức khỏe.

“Khi bạn hỏi một người trăm tuổi về bí quyết sống thọ của địa phương, bạn sẽ đều nhận được câu trả lời thức ăn ngon, không khí trong lành và nước sạch”, Dan Buettner cho biết.

5 quy tắc ăn uống đơn giản mà “đắt giá” của dân vùng sống thọ nhất thế giới - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cà phê chứa cafein và chứa đầy chất chống oxy hóa có lợi. Một nghiên cứu năm 2021 của các bác sĩ tại thành phố Kansas (Mỹ) cho thấy uống cà phê liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 , trầm cảm, bệnh thoái hóa thần kinh, ung thư và bệnh gan.

5. Ăn 8 tiếng, nghỉ 16 tiếng

Nhà nghiên cứu Dan Buettner chỉ ra thói quen ăn uống vừa quen thuộc vừa có điểm khác biệt của người dân những vùng sống thọ. “Họ ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một kẻ ăn mày. Các bữa ăn chỉ gói gọn trong 8 tiếng và để 16 tiếng cho hệ thống tiêu hóa nghỉ ngơi, điều này giống với chế độ nhịn ăn gián đoạn quen thuộc với những người giảm cân. Về cơ bản, bữa ăn lớn nhất của họ là bữa sáng, bữa nhỏ nhất là bữa tối và họ không ăn khuya”, Buettner nói.

Một nghiên cứu năm 2013 do Đại học Tel Aviv (Israel) thực hiện cho thấy những người ăn bữa sáng nhiều nhất có lượng insulin, glucose và chất béo trong máu thấp hơn so với những người coi bữa tối là bữa chính. Các nhà nghiên cứu cho biết mức này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Tuy vậy, việc ăn theo chế độ “ăn 8 tiếng nghỉ 16 tiếng” này không phù hợp với tất cả mọi người, nhất là khi bạn đang hồi sức sau ốm, đang mang thai, cho con bú hoặc tiền sử rối loạn ăn uống.

Danh tính của người đàn ông sống thọ nhất thế giới được ghi danh kỉ lục Guinness: 256 tuổi mà trông như U60, khiến giới khoa học ai cũng phải trầm trồ ngỡ ngàng

 18-07-2023 - 19:47 PM Sống

Theo sách kỉ lục Guinness, người được xác nhận là có tuổi thọ cao nhất Thế giới là bà Jeanne Calment, người Pháp với 122 tuổi 164 ngày. Tuy nhiên, kỷ lục này đã nhanh chóng bị phá bỏ bởi một người đàn ông thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ông Lý Thanh Vân, người được cho là thọ tới 256 tuổi.

Theo Tạp chí TIME, ông Lý Thanh Vân có năm sinh không được xác định rõ ràng tại Kỳ Giang, Tứ Xuyên, Đại Thanh.

Cụ thể, ban đầu, ông Li Qingyuan tuyên bố sinh năm 1736 nhưng các hồ sơ của chính phủ đã ghi năm sinh của ông là 1677. Nghĩa là khi qua đời vào năm 1933, ông đã 256 tuổi.

Ông có 24 người vợ và từng trải qua chín đời hoàng đế nhà Thanh. Ông được cho là có hơn 200 người con cháu và sống lâu hơn 23 bà vợ trước của ông.

Danh tính của người đàn ông sống thọ nhất thế giới được ghi danh kỉ lục Guinness: 256 tuổi mà trông như U60, khiến giới khoa học ai cũng phải trầm trồ ngỡ ngàng - Ảnh 1.

Theo truyền thuyết, Lý Thanh Vân là một bác sĩ y học Trung Quốc, chuyên gia thảo dược, chủ khí công, và tư vấn chiến thuật.

Ông dành phần lớn cuộc đời ở những vùng núi. Đặc biệt, ông rất giỏi võ và có kỹ năng khí công.

Ngoài ra, Lý Thanh Vân còn làm nghề buôn bán các loại thảo dược như linh chi, kỷ tử, nhân sâm mọc hoang, hà thủ ô đỏ và rau má cùng với các loài thảo mộc khác của Trung Quốc.

Một truyền thuyết khởi đi từ Tứ Xuyên kể rằng Lý Thanh Vân biết đọc và viết từ khi mới 3 tuổi. Năm 15 tuổi, ông đã quyết định ngao du sơn thủy, đi đến Cam Túc, Sơn Tây, Tây Tạng, tới cả Việt Nam, Thái Lan và Mãn Châu để thu thập thảo mộc. Ông được cho là đã làm công việc này trong xuyên suốt một thế kỷ.

Bí quyết sống thọ được truyền từ một người đàn ông có tuổi đời lên tới 500 năm

Trong bảng cáo phó của ông năm 1933 ở tạp chí TIME, có tiêu đề "Rùa-Bồ câu-Chó", tiết lộ rằng bí mật sống thọ của ông được truyền từ một người sư phụ có tuổi đời lên tới 500 năm. Theo đó, có một câu nói nổi tiếng mà ông để lại cho đời sau là: "Giữ một trái tim yên tĩnh, ngồi như một con rùa, đi vui vẻ giống như một chim bồ câu và ngủ như một con chó."

Nhiều ghi chép cho biết Thanh Vân có thói quen khá khác thường trong cuộc sống hàng ngày. Ông không uống rượu mạnh, hút thuốc lá và duy trì các bữa ăn của mình thường xuyên.

Danh tính của người đàn ông sống thọ nhất thế giới được ghi danh kỉ lục Guinness: 256 tuổi mà trông như U60, khiến giới khoa học ai cũng phải trầm trồ ngỡ ngàng - Ảnh 2.

Ông ăn chay trường, thường xuyên luyện tập khí công, sống hòa mình vào thiên nhiên cùng với chế độ ăn bao gồm rượu gạo, thảo dược cùng và uống trà wolfberry (còn được gọi là goji berry).

Lý Thanh Vân có thói quen ngủ sớm và dậy sớm. Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, ông ngồi thẳng với mắt nhắm nghiền và đặt bàn tay trong lòng của mình, không di động trong vài giờ. Ông hay chơi bài, tìm cách để đối thủ thua đủ tiền nhằm mục đích bắt họ mua thức ăn cho ngày hôm đó.

Bên cạnh đó, ông còn đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu các loại thảo mộc Trung Quốc và khám phá những bí mật của tuổi thọ. Thanh Vân thường xuyên đến các tỉnh của Trung Quốc và Thái Lan để thu thập các loại thảo mộc và điều trị bệnh.

Nhờ sự rộng lượng và vị tha với cuộc sống mà mọi người đều yêu quý và dành sự tôn trọng đối với ông.

Câu chuyện phi lý được nhiều nhà khoa học bác bỏ

Theo các nhà khoa học và các công trình nghiên cứu ở phương Tây cho rằng câu chuyện một người đàn ông sống tới 256 tuổi là hoàn toàn phi thực tế.

Tờ New York Times từng đưa tin ám chỉ những tuyên bố của ông Lý Vân Thanh  có thể không chính xác: "Nhiều người phương Tây cảm thấy nghi ngờ khi ông Li trông chẳng khác những người Trung Quốc 60 tuổi."

Tiến sĩ Thomas Perls - một chuyên gia về di truyền học (Đại học Boston, Mỹ) chia sẻ trên Australian Associated Press rằng từ quan điểm nhân khẩu học, việc sống tới 256 là điều không thể xảy ra trên thế giới này.

Tuy nhiên, theo Dan Buettner, tác giả của cuốn sách "Khu vực xanh: Bài học trường thọ từ những người sống lâu nhất", trong cuốn sách của mình và ở một cuộc nói chuyện với TED 2009, ông đã kiểm tra lối sống của các nhóm dân ở bốn nơi khác nhau trên thế giới cho thấy chế độ ăn ít calo sẽ giúp con người kéo dài tuổi thọ lâu hơn.

Điều này đã được chứng minh bởi một nhóm các người dân sống ở Okinawa cao tuổi khỏe mạnh, những người này thực hành một quy tắc Nho giáo là ngừng ăn khi đã ăn được 80% lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Danh tính của người đàn ông sống thọ nhất thế giới được ghi danh kỉ lục Guinness: 256 tuổi mà trông như U60, khiến giới khoa học ai cũng phải trầm trồ ngỡ ngàng - Ảnh 3.

Và loại trà wolfberry của ông Lý Thanh Vân thường xuyên dùng có thể đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của ông.

Sau khi nghe câu chuyện của ông Lý, các nhà nghiên cứu y tế Anh và Pháp đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về trà wolfberry và thấy rằng nó chứa một vitamin chưa có tên gọi là "Vitamin X", hay còn được gọi là beauty vitamin.

Các thí nghiệm xác nhận rằng trà wolfberry giúp ức chế sự tích tụ của các tế bào chất béo, làm giảm đường huyết và cholesterol. Từ đó kích hoạt các tế bào não và các tuyến nội tiết, tăng cường sự bài tiết của hormon và loại bỏ các chất độc tích lũy trong máu, có thể giúp duy trì chức năng bình thường của các mô cơ thể và các cơ quan, giúp trẻ hóa cơ thể cùng làn da.

Danh tính của người đàn ông sống thọ nhất thế giới được ghi danh kỉ lục Guinness: 256 tuổi mà trông như U60, khiến giới khoa học ai cũng phải trầm trồ ngỡ ngàng - Ảnh 4.

Những nhà nghiên cứu tham gia thí nghiệm cũng tìm thấy được nhiều lợi ích từ việc thiền định thường xuyên.

Nhà thần kinh học tại Đại học Massachusetts Medical School đã yêu cầu hai nhóm nhân viên thiền định trong tám tuần và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường. Kết quả thu được là có một sự thay đổi rõ rệt trong hoạt động của thùy trán bên trái

"Sự thay đổi của não bộ làm giảm tác động tiêu cực của stress, trầm cảm nhẹ, và lo lắng. Ngoài ra còn có ít hoạt động trong hạch hạnh nhân, nơi mà các quá trình não sợ hãi. Do đó, thiền cũng làm giảm co rút não do lão hóa và tăng cường sức sống", các nha nghiên cứu chia sẻ.

5 giai đoạn của Sa sút trí tuệ

 Sa sút trí tuệ sẽ diễn biến qua 5 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Không suy giảm. Trong giai đoạn này, Alzheimer không thể phát hiện được và không có vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng sa sút trí tuệ khác.

Giai đoạn 2: Suy giảm rất nhẹ. Bệnh có thể nhận thấy những vấn đề nhỏ về trí nhớ hoặc mất đồ đạc xung quanh nhà. Bệnh nhân vẫn sẽ làm tốt các bài kiểm tra trí nhớ và bệnh nhân khó có thể được phát hiện bởi những người thân hoặc bác sĩ đa khoa;

Giai đoạn 3: Suy giảm nhẹ. Những người ở giai đoạn 3 sẽ gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Tìm từ đúng trong các cuộc hội thoại; Tổ chức và lập kế hoạch; Nhớ tên người quen mới. Những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn ba cũng có thể thường xuyên mất tài sản cá nhân, bao gồm cả những vật có giá trị.

Giai đoạn 4: Suy giảm vừa phải. Các triệu chứng rõ ràng của bệnh: Gặp khó khăn với số học đơn giản; Không nhớ lại những gì họ đã ăn vào bữa sáng; Không có khả năng quản lý tài chính và thanh toán hóa đơn; Có thể quên chi tiết về quá khứ cuộc sống của họ…

Giai đoạn 5: Suy giảm vừa, nghiêm trọng: Bệnh nhân bắt đầu cần giúp đỡ với nhiều hoạt động hàng ngày; Những người trong giai đoạn năm của bệnh có thể gặp; Khó mặc quần áo phù hợp; Không có khả năng nhớ lại các chi tiết đơn giản về bản thân như số điện thoại của chính họ; Sự nhầm lẫn đáng kể…

Các triệu chứng sa sút trí tuệ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến hay gặp ở người gia bao gồm:

  • Thay đổi nhận thức;
  • Mất trí nhớ;
  • Khó giao tiếp hoặc tìm từ;
  • Khó khăn với khả năng thị giác và không gian, chẳng hạn như bị lạc trong khi lái xe;
  • Khó xử lý các nhiệm vụ phức tạp; Khó khăn trong việc lập kế hoạch và tổ chức;
  • Khó khăn với sự phối hợp và chức năng vận động;
  • Nhầm lẫn và mất phương hướng…

Bên cạnh các triệu chứng cơ bản trên, còn có một số triệu chứng loạn thần: 30-40% các bệnh nhân mất trí có hoang tưởng; Ảo giác có ở 20-30% bệnh nhân mất trí; Hội chứng Capgras; Các rối loạn cảm xúc: Trầm cảm và lo âu được gặp ở 40-50% các bệnh nhân sa sút trí tuệ; Các thay đổi về nhân cách: Bệnh nhân trở nên thu mình lại, có bệnh nhân trở nên bủn xỉn, hoài nghi, ghen tuông vô lý, trẻ con hóa, ăn mặc cẩu thả, có khuynh hướng cóp nhặt bẩn thỉu và các rối loạn hành vi: Kích động về đêm, rối loạn hành vi ăn uống và bài tiết

Sự lão hóa và giới hạn tuổi thọ của con người tối đa là 125 tuổi

 Hiện tượng Hayflick hay giới hạn Hayflick

Leonard Hayflick sinh ra tại Philadelphia, Pennsylvania ngày 20 tháng 5 năm 1928, ông là nhà nghiên cứu y sinh học làm việc tại Viện Wistar (Hoa Kỳ). Năm 1958, Hayflick bắt đầu nghiên cứu xem liệu virus có thể gây ung thư ở  người hay không. Ông sử dụng các các virus được cho là gây ung thư và đưa chúng vào các tế bào khỏe mạnh của người để tìm kiếm căn cứ khẳng định. Để làm cho nghiên cứu không bị sai lệch, ông phải sử dụng nhiều mẫu, để làm điều này ông phải nuôi cấy tế bào. Theo dõi quá trình nuôi cấy tế bào, Hayflick phát hiện một số nhóm tế bào già hơn ngừng phân chia. Điều này là không bình thường vì ở thời điểm đó theo Alexis Carrel người đoạt giải Nobel đã tuyên bố rằng "tất cả các tế bào được nuôi cấy trong nuôi cấy mô là bất tử, và việc thiếu sự sao chép tế bào liên tục là do sự thiếu hiểu biết về cách nuôi cấy tế bào tốt nhất” mặc dù các nhà khoa học khác đã không lặp lại được thí nghiệm của Carrel. Từ hiện tượng trên, Hayflick nghi ngờ những tuyên bố của Carrel. Hayflick nhận thấy rằng một trong những môi trường nuôi cấy nguyên bào sợi người của ông, sự phân chia tế bào đã chậm lại và ngừng phân chia. Ban đầu, ông gạt phát hiện này sang một bên và coi nó là một sự bất thường do nhiễm bẩn hoặc lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, sau đó ông đã quan sát các môi trường nuôi cấy tế bào khác cũng có biểu hiện tương tự. Hayflick kiểm tra các nghiên cứu của mình và rất ngạc nhiên khi thấy rằng các tế bào được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy tế bào chỉ đạt đến xấp xỉ lần nhân đôi thứ 40 trong khi các điều kiện như môi trường nuôi cấy, vật chứa môi trường hay kỹ thuật viên đều là tương tự nhau giữa các môi trường nuôi cấy mà ông quan sát. Điều này đã loại trừ nghi ngờ việc các kết quả trên xảy ra là do nhiễm bẩn hoặc lỗi kỹ thuật.

Hayflick đặt ra mục tiêu chứng minh rằng việc chấm dứt khả năng sao chép tế bào bình thường mà ông quan sát được không phải là do sự lây nhiễm virus, điều kiện nuôi cấy kém hay một số yếu tố không xác định. Hayflick đã chứng minh được rằng việc ngừng nhân đôi của tế bào bình thường đã được điều chỉnh bởi một cơ chế đếm bên trong. Những kết quả này đã bác bỏ tuyên bố của Carrel và xây dựng nên giới hạn Hayflick. Không giống như thí nghiệm của Carrel, Thí nghiệm của Hayflick đã được các nhà khoa học khác tái hiện thành công.

Giới hạn Hayflick được hiểu là một quần thể tế bào của bào thai người bình thường sẽ có giới hạn phân chia từ 40 đến 60 lần trong nuôi cấy tế bào. Các tế bào không chết khi chúng tiếp tục trao đổi chất, nhưng chúng sẽ không phân chia nữa và bị lão hóa rồi chết theo chương trình. Như vậy trong môi trường tối ưu, số lần phân chia của các tế bào là có giới hạn, giới hạn này được xác định bởi các telomere của nhiễm sắc thể.

Mỗi khi một tế bào trải qua quá trình nguyên phân, các teromere ở hai đầu của mỗi nhiễm sắc thể sẽ rút ngắn lại một chút. Sự phân chia tế bào sẽ chấm dứt khi telomere rút ngắn đến một chiều dài tới hạn. Các telome giống như đồng hồ đếm ngược số lần phân chia tế bào. Hayflick giải thích khám phá của mình là sự lão hóa ở cấp độ tế bào. Sự lão hóa của quần thể tế bào dường như tương quan với sự lão hóa vật lý tổng thể của một sinh vật.

Tế bào thai nhi bình thường điển hình của con người sẽ phân chia từ 40 đến 60 lần trước khi bị lão hóa. Khi tế bào phân chia, các telomere ở hai đầu của nhiễm sắc thể sẽ rút ngắn. Giới hạn Hayflick là giới hạn sao chép tế bào đạt được trong quá trình rút ngắn telomere với mỗi phần. Giai đoạn cuối này được gọi là lão hóa tế bào.

 

Sự lão hóa và giới hạn tuổi thọ của con người tối đa là 125 tuổi

Các nghiên cứu của các nhà khoa học giúp giải thích bản chất của tình trạng lão hóa. Telomere rút ngắn đi ở người gây nên sự lão hóa, cơ chế này xuất hiện để ngăn chặn sự bất ổn định và phát triển của bệnh ung thư, ngăn các tế bào già nhân gen của chúng bằng cách hạn chế số lượng các tế bào phân chia. Tuy nhiên, các telomere ngắn lại làm giảm chức năng miễn dịch cũng có thể làm tăng tính nhạy cảm của bệnh ung thư. Khi các telomere trở nên quá ngắn, các tế bào hoặc ngừng phát triển dẫn đến tuổi già của tế bào (lão hóa ), hoặc bắt đầu chết theo chương trình (apoptosis – giải Nobel 2016) tùy thuộc vào nền tảng di truyền của tế bào, khi tổn thương này không thể được sửa chữa trong các tế bào bình thường, các tế bào có thể đi vào quá trình apoptosis. Nhiều bệnh lão hóa liên quan đến các telomere ngắn lại. Các mô của các cơ quan xấu đi khi ngày càng nhiều các tế bào của chúng chết đi hoặc lão hóa.

Telomere rất quan trọng cho việc duy trì tính toàn vẹn di truyền, nhiều Nghiên cứu quan sát thấy telomere ngắn lại trong nhiều bệnh ung thư: bao gồm cả tuyến tụy, xương, tuyến tiền liệt, bàng quang, phổi, thận, đầu và cổ. Ngoài ra, những người có nhiều loại ung thư đã được tìm thấy có telomere bạch cầu ngắn hơn so với người khỏe mạnh. Một số các yếu tố trong lối sống làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cũng đã được phát hiện có kết hợp với các telomere ngắn lại: bao gồm stress, hút thuốc lá, ít vận động và chế độ ăn nhiều đường tinh chế. Chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, viêm và stress oxy hóa được cho là ảnh hưởng đến bảo trì telomere.

Hiện tượng Hayflick cho thấy tế bào trong môi trường tối ưu chỉ có thể phân chia tối đa đến 60 lần rồi lão hóa và chết theo chương trình, từ giới gạn này các nhà khoa học tính toán được rằng tuổi thọ tối đa của con người có thể đạt được là 125 tuổi. Nhưng trong đời sống con người không thể đảm bảo môi trường tối ưu cho mọi tế bào, các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa của tế bào, các chất độc từ nội môi và ngoại môi, các chất phóng xạ và hóa chất mà con người phơi nhiễm trong quá trình sống… đều là các yếu tố làm rút ngắn các telomere, làm giảm số lần phân chia của tế bào, làm tế bào không thể đạt được số lần phân chia tối đa. Vì cơ thể chúng ta chỉ được tạo thành từ các tế bào, các tế bào trong mô các cơ quan trong cơ thể tuân theo giới hạn Hayflick, chúng có giới hạn số lần phân chia và bị lão hóa rồi chết theo chương trình.