Tuesday, October 18, 2016

10 cách đơn giản xử lý tình huống trong giao tiếp

1. Tình huống theo kiểu “lạc mềm buộc chặt”:
Dân gian có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của đối phương, không nên đáp lại bằng những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
2. Tình huống cần phải “chuyển bại thành thắng”:
Trong cuộc sống đời thường nhiều khi ta bị đẩy vào tình huống bất lợi, có nguy cơ thất bại, lúc đó đòi hỏi chúng ta phải bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra (chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận). Tìm xem có cách gì để hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại (ví dụ: điều gì đã đẩy ta vào tình thế bất lợi, có cách nào tạo được kế hoãn binh có vẻ ít liên quan, nhưng nếu được “địch thủ” sẵn sàng chấp nhận thì chính điều có vẻ không liên quan đó có thể thay đổi tình thế…).
3. Tình huống cần phải hài hước
“Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu” (Laphôngten).
Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là cách an toàn nhất cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở “cánh cửa lòng”. Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có nội dung, cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn, điều tiết được tình cảm, nhắc khéo người khác mà không làm họ bực mình. Tất nhiên cũng không nên lạm dụng nó.
4. Tình huống cần phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết
Trong cuộc sống có trường hợp không thể vòng vo, bóng gió, tế nhị mà phải bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó phải diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản thân. Đối với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự.
5. Tình huống nên nói ẩn ý bằng truyện ngụ ngôn
Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp hoặc cảm thấy dễ bị phản ứng, không tiện nói thẳng ra, thì người ta thường dùng phương pháp ẩn ý bằng truyện ngụ ngôn. Tức là chọn những câu chuyện ngụ ngôn có nội dung ẩn ý bên trong phù hợp với mục đích khuyên răn, thuyết phục của mình để kể cho đối phương nghe.
Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết cái ẩn ý bên trong đó. Bản thân câu chuyện sẽ đưa ra những lời khuyên sâu sắc chứ không phải người kể chuyện, do đó không có lý do để nổi khùng, tự ái hoặc mặc cảm. Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, người dùng phương pháp này phải am hiểu câu chuyện phù hợp với trình độ người nghe, nếu người nghe không hiểu gì cả, sẽ không có tác dụng.
6. Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý của người khác
Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đòi hỏi vô lý không thể chấp nhận được. Trước những tình huống đó nhiều khi ta không thể bác bỏ thẳng thừng vì chạm lòng tự ái hoặc người không thỏa mãn với ta rồi tiếp tục quấy rối nữa vá cách đó cũng chưa làm cho người tự nhận thấy được những đòi hỏi của họ là vô lý.
Vậy ta sẽ xử lý thế nào trong trường hợp đó? Tốt nhất là hãy thừa nhận đã, sau đó khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ nguyên ý kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý ngôn ngữ không nên gay gắt nhưng tỏ ra cương quyết.
7. Tình huống cần phải thừa nhận trước rồi chuyển hướng sau
Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ… thì bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết phục để đối phương nghe theo mình, có nghĩa là chấp nhận ý kiến của mình cũng đòi hỏi phải có một nghệ thuật nhất định.
Bạn chớ phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của bạn. Song phải nắm vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương để tiếp sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của bạn.
8. Tình huống phải cần bạn đồng minh
Khi tranh luận trước nhiều người cần thể hiện quan điểm, bạn nên chú ý đầy đủ đến thái độ của những người xung quanh, cần động viên được nhiều người nghe và ủng hộ quan điểm của mình. Nếu người nghe ủng hộ ta, đồng tình với quan điểm của ta đang trình bày, sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn, một sức ép tinh thần làm đối phương không phản kích lại được. Chẳng hạn khi đang xếp hàng có người chen ngang, bạn lợi dụng thái độ của số đông mọi người xung quanh để gạt người đó ra khỏi hàng là hợp lý nhất.
9. Tình huống không thể nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận
Trong quan hệ giữa người với người, tranh luận là một điều hết sức bình thường và không thể tránh được. Không có tranh luận, điều phải trái không được phân định. Không thể coi tranh luận là một thói xấu mà hạn chế nó.
Song tranh luận có thể dẫn đến sự không thoải mái hoặc đôi khi xung đột. Tranh luận có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần chú ý học hỏi.
Một là, khi tranh luận nên có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn thương đến lòng tự ái của người kia. Sự phê phán, bình phẩm người khác không thể quá một giới hạn nhất định, nếu không có thể làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có.
Hai là, giọng nói phải mền mỏng, thật lòng. Trong tranh luận phải tỏ ra tôn trọng nhau, làm sao cho người cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật là có ích. Trong tranh luận nhiều khi người thắng không hẳn đã là nhiều lý lẽ biết hùng biện, mà có thể là người có thái độ đúng mực và chân thực nhất.
Ba là, tranh luận phải có mục đích rõ ràng. Tranh luận nên xoay quanh những điều cần giải quyết.
10. Tình huống cần phải thuyết phục bằng hành động
“Mọi lý thuyết đều màu xám
Còn cây đời mãi mãi xanh tươi”
(Gơt)
Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ý kiến của mình bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục. Thuyết phục bằng hành động thường hiệu quả lớn nhất. Thông qua việc làm, hành động cụ thể, ta có thể làm cho đối phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ, chấp nhận ý kiến của ta.
Mười tình huống giao tiếp trên đây rất dễ bắt gặp trong cuộc sống mỗi ngày. Bạn hãy thử áp dụng và xem kết quả như thế nào nhé!

Sunday, October 16, 2016

Director Enterprise Analytics - Business Analysis and Planning

Job description

  • This position has access to and knowledge of extremely sensitive, private and confidential materials. Ability to maintain the highest standard is required with zero tolerance.
    All the primary duties within this document will be performed according to established policies, procedures and guidelines within the department and the MedicalCenter.

    Job Summary
    The Director, Enterprise Analytics directs the business, clinical and operational analysis and business intelligence functions for the enterprise. Through the build out of an enterprise-facing analytic practice that develops analytic solutions and supports decision makers through an appropriate interpretation and understanding of results that enables informed decision-making, the overall analytic intelligence for NHRMC is elevated. Primary responsibility for setting the enterprise analytics strategy and vision at NHRMC, along with managing the day-to-day operations of the analytics team. Responsible for all strategic, tactical, operational, financial, human and technical resource managerial responsibilities associated with the following functional areas: 1) data preparation and integrity (sourcing, acquisition, integration), 2) data warehousing, 3) reporting, analytics, and data exploration, 4) information delivery (portals, mobile), and 5) competency center or center of excellence. This individual will lead both their direct and matrix-based teams by establishing and executing a vision for the delivery of information and analytics platforms and solutions to NHRMC's key stakeholders, including internal staff, partners and clients. This position will be ultimately responsible for helping transform NHRMC into a data-driven organization where actionable insight to improve patient care and overall operations is enabled.

    Primary Job Duties
  • Develops the vision and business case for NHRMC's analytics program and leads the team, in alignment with NHRMC's strategic priorities, to meet the analytic and knowledge needs of our stakeholders/customers. Provides analytics delivery thought leadership.
  • Owns and directly shapes the analytics strategy, organizational structure, technical architecture, and budget
  • Works to ensure clear understanding of all stakeholders and ensures alignment between relevant tasks and the organizational priorities.
  • Promotes NHRMC's analytics program to executives and other managers and clearly communicates the strategic value of information (business) intelligence and develops and implements the marketing and communications for the analytics program at NHRMC
  • Displays subject matter expertise and experience with Information Intelligence technologies and their application to clinical and business problems. Develops and implements analytic solutions that enable consistent and reliable customer-facing functionality that advances NHRMC's strategic initiatives and overall offerings.
  • Implements and directs transparent processes that aligns and prioritizes analytics initiatives, as well as enables sound data governance, management and quality.
  • Works with data architects to create a high-level, enterprise architecture to support a growing portfolio of analytics applications
  • Hires and oversees analytics program and staff
  • Interfaces with IT, Senior Leadership, project/program sponsors, and steering committees and serves as liaison between the other support areas with subject matter expertise and their respective analytics teams (i.e., Clinical Outcomes, Finance, Strategic Planning, etc.)
  • Partners with and advises senior, clinical/operational leadership on opportunities to define clear key performance metrics/indicators, close performance gaps and reduce the total cost of care delivery
  • Partners with IT, clinical/operational units and support departments in developing high performing project teams based on defined metrics
  • Establishes, maintains and promotes consistent methodology for analytics deployment
  • Monitors the IT and analytics marketplace of new trends, technologies and potential benefits
  • Prepares and manages capital and expenses for NHRMC's analytics program
  • Organizes and performs work effectively and efficiently
  • Demonstrates a daily commitment to the values and standards of the department and the organization
  • Demonstrates positive interpersonal relations in dealing with all members of the team
  • Maintains and promotes customer satisfaction
  • Performs other duties as assigned
  • Key Skiills
  • IT Project and Operations Management
  • Clinical and Business Acumen
  • Communications
  • Leadership
  • Delegation
  • Knowledge and design of data warehouses
  • Flexibility, diplomacy, and problem-solving


  • Essential Job Specifications
  • Education:BS/BA in Computer Science, MIS, Business or other related field.Masters Degree in Health Administration or Business preferred.
  • Licensure / Certifications:None.
  • Experience:
  • 7+ years experience in project management in a large, matrix organization
  • 10+ years working in the field of data warehousing and Business Intelligence
  • Knowledge in all technical aspects of Business Intelligence including data modeling, Export, Transform and Load (ETL) processes relational database management systems, data storage, metadata / data management, database security, and On Line Analytical Processing (OLAP) tools
  • Proven track record of delivering successful Business Intelligence projects that add significant value to the business
  • Demonstrated ability to build strong relationships with a diverse group of people at all levels in both IT and business
  • Must have expert understanding and experience with building and deploying Business Intelligence and analytics applications
  • Experience in healthcare is desired but not required
  • Exceptional technology knowledge and experience in data warehouse methodologies and BI practices, including data management, data integration and analytics system architecture

3 bài học cốt lõi của người thành công

Muốn thành công, hãy nhớ 3 bài học quan trọng này.
3-bai-hoc-nguoi-thanh-cong-can-nho-k
Có bao giờ bạn tự hỏi, những kiến thức học từ trường lớp có thực sự giúp bạn thành công trên con đường sự nghiệp? Liệu “định luật bảo điện tích” hay “nguyên lý nhiệt động lượng học” đã được bạn áp dụng trong đời sống hàng ngày? Liệu những cấu trúc câu từ hay tác phẩm văn học có thể giúp bạn thuyết phục khách hàng thành công?

Người ta thường nói, việc học là vô bờ bến và không có điểm dừng. Khi bạn tốt nghiệp và rời khỏi bảo bọc của gia đình, bạn sẽ bước ra ngoài xã hội và học hỏi những kiến thức thực tế từ cuộc sống.

Vậy bạn sẽ được học gì từ xã hội bên ngoài? Là những kỹ năng, kinh nghiệm và phương pháp tư duy? Hay là phong cách làm việc và cách thức giao tiếp ứng xử?

Bạn sẽ được học tất cả. Mỗi một sự cọ xát, một mối quan hệ, một sự kiện xảy ra trong cuộc đời bạn, đều có những giá trị khác nhau và giúp bạn hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, có những bài học quan trọng mà chúng ta bắt buộc phải nhớ để có thể trở thành một người thành công trong tương lai.  

Bài học thứ 1: Giao tiếp

Bạn có lẽ sẽ ngạc nhiên khi nghĩ rằng bạn phải học cách giao tiếp. Giao tiếp ở đây không đơn giản chỉ là gọi món ăn ngoài nhà hàng hay trò chuyện với bạn bè về bộ phim ưa thích. Giao tiếp ở đây bao gồm kỹ năng thuyết phục, trình bày, thuyết trình hay đơn giản là tạo thiện cảm tốt cho người đối diện.

Duyên Dáng chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng có cảm giác yêu hay ghét một người. Nếu như bạn đang là học sinh, việc yêu ghét có thể bộc lộ rõ ràng và đơn giản thì khi bắt đầu đi làm, liệu bạn có thể làm thế với người bạn không thích là đồng nghiệp, sếp hay là khách hàng của bạn? Để đạt được thành công trong cuộc sống, bạn phải mở rộng network bằng học cách giao tiếp và tập thấu hiểu những người có tính cách, sở thích khác biệt. 

Bài học thứ 2:  Nhận thức bản thân

Chắc các bạn không còn xa lạ với những bài báo về tình trạng làm trái nghành, trái nghề ở Việt Nam. Một nghịch lý là chúng ta hoàn thành chương trình để có kiến thức cho công việc trong tương lai, thế nhưng nhiều bạn trẻ lại vẫn chưa nhận thức được bản thân thực sự muốn làm gì. Chúng ta mơ hồ và không hiểu rõ ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân. Chúng ta đi làm với tâm lý “thử cho biết” chứ không có mục tiêu rõ ràng.

Con đường dẫn đến thành công không phải là một con đường mông lung, mờ mịt. Chỉ khi bạn nhận thức và xác định được bản thân thực sự muốn gì và cần gì thì bạn mới có thể thành công trong cuộc sống. 

Bài học thứ 3: Quản lý thời gian

Mặc dù các bài kiểm tra, bài tập đều yêu cầu phải hoàn thành trong thời gian nhất định, chúng ta lại không được dạy phương pháp quản lý thời gian hợp lý.. Những người mới đi làm luôn có cảm giác bận rộn và thiếu hụt thời gian. Lúc này chúng ta cần kỹ năng quản lý thời gian để hoàn thành tốt công việc. Mỗi người có cách quản lý thời gian khác nhau, như take note, tạo list công việc, sử dụng calendar hoặc smartphone alerts… Cốt lõi là bạn xác định được thứ tự ưu tiên công việc và bắt tay vào làm để sử dụng thời gian hiệu quả.

Duyên Dáng cho rằng đây là 3 bài học quan trọng khi chúng ta bắt đầu cuộc sống công sở. Chúc các bạn có thêm được nhiều kiến thức từ thực tế và vững bước trên con đường tương lai!

_#CSCN _ 

10 thói quen cần có của một nhà quản lý thành công


Không chỉ đơn giản là yêu cầu nhân viên làm những điều mình muốn hay hướng dẫn nhân viên làm việc sao cho hiệu quả, các nhà quản lý cần rèn giũa những kỹ năng và thói quen chuyên biệt giúp mình trở thành một nhà quản lý thành công.

1. Sử dụng apps để quản lý công việc

Có vô số app giúp các nhà quản lý điều hành công việc và quản lý nhân viên hiệu quả, từ các app thông tin có các mẹo và bài học hay cho các nhà quản lý, đến các apps giúp quản lý thời gian và theo dõi công việc… Trong số này bạn có thể thử các apps như Zip Schedules, Droptask, Basecamp, Toggl… Những apps như thế này sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và giúp cân bằng công việc – đời sống của bạn.

2. Tuyên dương nhân viên với cấp trên

Khi nhân viên hoàn thành công việc hoặc một dự án thành công, hãy tuyên dương họ với tất cả mọi người, đừng chỉ báo cáo với sếp như thể dự án này chính nhờ có sự lãnh đạo tài ba của bạn mà mới hoàn thành. Điều này sẽ khiến nhân viên nản lòng và họ sẽ không còn muốn phải bỏ ra nhiều nỗ lực và tâm huyết để làm việc nữa. Nếu nhân viên thất bại hay không thể hoàn thành tốt dự án của họ, đừng giả vờ như bạn chẳng biết hay liên quan gì đến sự thất bại đó mà hãy cùng cả team nhận trách nhiệm cho sự thất bại này.

3. Không ra lệnh, chỉ hợp tác

Nếu bạn ra lệnh cho nhân viên phải làm này làm kia, cái mà bạn nhận lại chỉ là những gì bạn ra lệnh và bạn muốn, nhân viên sẽ chỉ làm việc cho xong. Thay vì vậy, hãy nói với họ những lý do vì sao họ lại phải làm công việc đó, vì sao công việc đó lại quan trọng và cho họ có quyền ra những quyết định quan trọng trong dự án.

4. Quản lý con người chứ không quản lý con số

Bản báo cáo không thể cho bạn tất cả câu trả lời mà bạn muốn có, bạn phải thường xuyên làm việc với nhân viên của mình, đừng chỉ bảo họ gửi báo cáo cho bạn kết quả công việc và đừng để họ phải “ăn không ngon ngủ không yên” vì những con số đẹp đẽ mà bạn muốn thấy. Hãy thường xuyên trao đổi, động viên, quan tâm họ thay vì chỉ làm việc với họ qua những bản báo cáo và con số.

5. Ngừng theo dõi

Thật tình bạn không cần phải kiểm soát hành vi của nhân viên cũng không cần phải theo dõi sát sao họ đang làm gì, có đang làm việc hay lại đang chat chit và Facebook. Điều này không giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn tí nào mà chỉ khiến họ cảm thấy mệt mỏi và phiền hà vì bị theo dõi. Hãy để nhân viên thoải mái, tự do và họ tự khắc sẽ làm việc hiệu quả thôi.

6. Kích thích sự tranh đua một cách thông minh

Một chút tranh đua trong team sẽ khiến mọi người không ngừng cố gắng và cải thiện hiệu quả công việc, tuy nhiên nếu không khéo thì sự tranh đua này dễ dẫn đến việc mọi người sẽ bắt đầu so sánh mình với các đồng nghiệp khác, tệ hơn là không sẵn lòng hợp tác nhiệt tình cùng mọi người trong các dự án không phải của mình, từ đó không khí làm việc sẽ căng thẳng và mọi người sẽ không còn vui vẻ khi đến công sở. Thay vì kích thích sự ganh đua trong team, bạn nên kêu gọi mọi người cùng hợp tác để đạt kết quả tốt hơn các team khác.

7. Không tỏ ra mình biết tất cả mọi thứ

Nhiều nhà quản lý luôn cố tỏ ra mình giỏi và biết rõ mọi điều trước mặt nhân viên. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, nhân viên có thể có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm hơn bạn trong một vài khía cạnh của công việc. Vì thế, hãy tập lắng nghe và học hỏi từ nhân viên của mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết họ thông minh đến thế nào đấy.

8. Truyền đạt rõ ràng những gì bạn cần

Nhiều nhà quản lý luôn mong chờ nhân viên của mình hiểu mình và biết được mình muốn gì, cần gì. Thực tế nào, nhân viên của bạn không có “siêu năng lực” đó đâu, bạn cần nói với nhân viên của mình rõ ràng những gì bạn muốn và mong đợi, nếu có điều gì họ cần biết để cải thiện công việc, bạn nên trò chuyện thẳng thắn cùng họ.

9. Đào tạo nhân viên mỗi ngày

Các nhân viên luôn muốn học hỏi kinh nghiệm và tìm ra cách làm việc nhanh hơn và đó chính là những gì họ mong chờ quản lý của mình có thể hướng dẫn và chỉ bảo cho họ. Hãy đảm bảo rằng bạn hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý với họ mỗi ngày, dành thời gian và năng lượng của bạn vào việc phát triển nhân viên. Bạn càng đào tạo, chất lượng công việc của nhân viên sẽ ngày càng tăng.

10. Luôn có trách nhiệm về những quyết định của mình

Nhà quản lý là những người phải ra quyết định và chịu trách nhiệm cho từng quyết định của mình. Đừng tỏ ra úp mở với nhân viên về những gì bạn đang làm, hãy cho họ biết bạn đang làm gì, hành động gì trong từng dự án để đạt được mục tiêu chung cho cả team.

- HR Insider VietnamWorks -