Dù bạn giỏi đến đâu, nếu không biết cách trình bày thông tin theo một kết cấu khoa học nào đó, người nghe sẽ gặp khó khăn khi theo dõi. Nghiên cứu khoa học cho thấy người nghe sẽ nhớ chính xác 40% thông tin nếu bài trình bày có kết cấu. Vì vậy, hôm nay sẽ chia sẻ với các bạn cách sắp xếp thông tin giúp bạn dễ nhớ hơn khi trình bày và giúp cho người nghe dễ theo dõi và tập trung.
Cách 1 – Kết cấu 3 I’s:
- Issue – vấn đề: nêu vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu
- Illustration – minh hoạ: não người rất thích nghe kể chuyện và nghe ví dụ minh hoạ. Khi người trình bày sử dụng ví dụ minh hoạ hay kể chuyện hài hước, chuyện truyền cảm hứng, vv, người nghe nhớ lâu hơn.
- Invite – mời tham gia: đặt câu hỏi khiến người nghe phải tham gia trả lời. Đơn giản như hỏi “Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?”
Kết cấu 3 I’s nên sử dụng cho những buổi thảo luận, đối thoại, tư vấn, cần người khác tham gia đóng góp quan điểm của mình.
- Issue – vấn đề: nêu vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu
- Illustration – minh hoạ: não người rất thích nghe kể chuyện và nghe ví dụ minh hoạ. Khi người trình bày sử dụng ví dụ minh hoạ hay kể chuyện hài hước, chuyện truyền cảm hứng, vv, người nghe nhớ lâu hơn.
- Invite – mời tham gia: đặt câu hỏi khiến người nghe phải tham gia trả lời. Đơn giản như hỏi “Các bạn nghĩ sao về vấn đề này?”
Kết cấu 3 I’s nên sử dụng cho những buổi thảo luận, đối thoại, tư vấn, cần người khác tham gia đóng góp quan điểm của mình.
Cách 2 – Kết cấu 3-Ws
Đây là kết cấu trình bày do trường đại học Stanford sử dụng.
- What – Vấn đề gì?: định nghĩa chính xác ý tưởng chính hay vấn đề chính mà bạn muốn trình bày. Tốt nhất là đơn giản hoá đến mức 1 hay 2 câu.
- So what: - Rồi sao nữa? câu hỏi này bắt buộc bạn phải nói rõ tại sao đề tài này lại quan trọng đối với khán giả của mình. Giải thích chuyện gì sẽ xảy ra nếu người nghe không phản ứng với vấn đề nêu ra. Sử dụng các dữ liệu nghiên cứu và bằng chứng để minh hoạ.
- Now what? – Rồi giờ giải quyết sao? Đây là lúc người trình bày cung cấp cho người nghe giải pháp. Giải pháp được trình bày theo thứ tự lớp lang và có chỉ dẫn rõ ràng.
Kết cấu 3-Ws nên sử dụng khi đứng lớp huấn luyện, trong môi trường hướng dẫn, giảng dạy, khi cần trình bày một cách thuyết phục.
Đây là kết cấu trình bày do trường đại học Stanford sử dụng.
- What – Vấn đề gì?: định nghĩa chính xác ý tưởng chính hay vấn đề chính mà bạn muốn trình bày. Tốt nhất là đơn giản hoá đến mức 1 hay 2 câu.
- So what: - Rồi sao nữa? câu hỏi này bắt buộc bạn phải nói rõ tại sao đề tài này lại quan trọng đối với khán giả của mình. Giải thích chuyện gì sẽ xảy ra nếu người nghe không phản ứng với vấn đề nêu ra. Sử dụng các dữ liệu nghiên cứu và bằng chứng để minh hoạ.
- Now what? – Rồi giờ giải quyết sao? Đây là lúc người trình bày cung cấp cho người nghe giải pháp. Giải pháp được trình bày theo thứ tự lớp lang và có chỉ dẫn rõ ràng.
Kết cấu 3-Ws nên sử dụng khi đứng lớp huấn luyện, trong môi trường hướng dẫn, giảng dạy, khi cần trình bày một cách thuyết phục.
Cách 3 – PSB
Đây là cách trình bày tập trung vào việc đưa ra giải pháp cho một vấn đề.
- Problem – Vấn đề: bắt đầu bằng việc trình bày một vấn đề
- Solution – Giải pháp: sau đó đưa ra giải pháp cụ thể và hệ thống cho vấn đề vừa nêu ra.
- Benefit – Lợi ích: nhắc đến lợi ích một cách nhẹ nhàng, khiến khán giả tự rút ra được từ giải pháp bạn vừa cung cấp.
Kết cấu PSB tốt nhất là sử dụng khi trình bày trong môi trường trang trọng, khi trình bày cơ hội, họp hành, và trong môi trường học thuật.
Đây là cách trình bày tập trung vào việc đưa ra giải pháp cho một vấn đề.
- Problem – Vấn đề: bắt đầu bằng việc trình bày một vấn đề
- Solution – Giải pháp: sau đó đưa ra giải pháp cụ thể và hệ thống cho vấn đề vừa nêu ra.
- Benefit – Lợi ích: nhắc đến lợi ích một cách nhẹ nhàng, khiến khán giả tự rút ra được từ giải pháp bạn vừa cung cấp.
Kết cấu PSB tốt nhất là sử dụng khi trình bày trong môi trường trang trọng, khi trình bày cơ hội, họp hành, và trong môi trường học thuật.
Trích dẫn từ QT&KN.
No comments:
Post a Comment