Đó chính là 22 quy tắc kể chuyện bên dưới
#1. Bạn ngưỡng mộ nhân vật vì sự cố gắng của họ chứ không phải vì sự thành công của họ.
#2. Luôn phải nhớ điều gì sẽ khiến khán giả thú vị, chứ không phải điều gì người viết cảm thấy hay. Hai thứ có thể rất khác nhau.
#3. Đặt ra đề tài là quan trọng, nhưng bạn sẽ không nhìn thấy được câu chuyện nói về điều gì cho đến khi nó kết thúc. Giờ thì đi viết lại đi.
#4. Ngày xửa ngày xưa có một… Hàng ngày… Một ngày nọ… Vì thế… Vì thế nên… Cho tới khi…
#5. Đơn giản. Tập trung. Kết hợp các nhân vật. Bỏ qua những đường vòng. Bạn sẽ thấy mình mất đi những thứ quý giá, nhưng nó sẽ giúp bạn tự do hơn.
#6. Điều gì nhân vật của bạn giỏi nhất, cảm thấy thoải mái nhất? Đặt họ vào hoàn cảnh đối nghịch đi. Thách thức họ đi. Họ đối phó ra sao?
#7. Viết đoạn kết trước khi nghĩ ra đoạn giữa. Nghiêm túc đó. Đoạn kết rất khó, xứng đáng để thực hiện đầu tiên.
#8. Hoàn thành câu chuyện, và mặc kệ dù nó không hoàn hảo. Ở thế giới hoàn mỹ, bạn sẽ đạt được vừa hoàn chỉnh vừa hoàn hảo, nhưng mà hãy chấp nhận những gì đang có. Cố gắng làm tốt hơn ở lần sau.
#9. Khi bị tắc ý, viết ra danh sách những gì KHÔNG xảy ra kế tiếp. Rất nhiều lúc ý tưởng gỡ rối sẽ xuất hiện.
#10. Phân tích những truyện bạn thích. Những gì bạn thích cũng là một phần trong bạn, bạn phải nhận ra điều đó trước khi có thể sử dụng nó.
#11. Bắt đầu ghi ra giấy là cách để bạn sửa đổi nó. Nếu nó cứ ở trong đầu bạn, một ý tưởng hoàn hảo, bạn sẽ chẳng bao giờ chia sẻ được nó với bất cứ ai.
#12. Bỏ ý tưởng đầu tiên bạn nghĩ đến. Ý tưởng thứ 2, 3, 4, 5, BỎ TUỐT. Làm ngạc nhiên chính mình xem.
#13. Để nhân vật của bạn có ý kiến riêng của họ. Để họ thụ động hay dễ bị ảnh hưởng có thể khiến bạn thích hơn khi viết ra, nhưng đó là thuốc độc với người xem.
#14. Tại sao bạn phải kể câu chuyện NÀY? Niềm tin nào cháy trong bạn là khởi nguồn của câu chuyện? Đó chính là hồn của câu chuyện.
#15. Nếu bạn là nhân vật, trong tình huống đó, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Sự chân thành tạo nên tính chân thực cho cả những tình huống khó tin nhất.
#16. Bạn đặt cược bao nhiêu vào nhân vật của mình? Hãy cho người xem lý do để ủng hộ nhân vật của bạn. Nếu họ không thành công thì sao? Hãy tạo ra những chướng ngại ngăn cản họ.
#17. Không có tác phẩm nào vô ích. Nếu nó không sử dụng được, KỆ NÓ và tiếp tục công việc của mình. Nó sẽ trở nên có ích vào một thời điểm nào đó thôi.
#18. Bạn phải hiểu chính mình, hiểu sự khác biệt giữa sở trường và nỗi lo của bạn. Chuyện kể là để thử nghiệm, không phải để ngồi sàng lọc.
#19. Sự ngẫu nhiên đem đến rắc rối cho nhân vật là vô cùng HAY HO. Sự ngẫu nhiên đem nhân vật ra khỏi rắc rối là GIAN LẬN.
#20. Nghiên cứu những bộ phim bạn KHÔNG ƯA. Nếu là bạn thì bạn sẽ chỉnh sửa thế nào để chính mình có thể ƯA THÍCH bộ phim đó?
#21. Bạn phải xác định được rõ tình huống, nhân vật của bạn, đừng chỉ viết những gì nghe hấp dẫn. Điều gì khiến bạn hành động giống vậy?
#22. Tinh hoa trong câu truyện của bạn là gì? Cách tối giản nhất để kể lại câu chuyện đó. Nếu bạn xác định được, bạn sẽ bắt đầu câu chuyện của mình từ đây.
www.Thegioibantin.com
Theo Dale Carnegie.
SHARE để cùng nghiên cứu và chia sẻ thêm quan điểm của mình

No comments:
Post a Comment