Wednesday, June 30, 2021

Lộ diện bài thi của một trạng nguyên khiến cả thế giới 'thất kinh' vì bút tích như bản in từ sách hiện đại

 

Bài thi được truyền thế của một trang nguyên duy nhất cách đây 400 năm khiến các chuyên gia kinh ngạc: 'Bút tích như một bản in từ sách hiện đại, vượt xa tài năng của các nhà thư pháp hiện hành'.


Chữ Hán được coi là loại chữ tượng hình viết khó nhất thế giới. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chữ Hán cũng phát triển từ Hán cổ đến chữ viết phổ thông hiện đại với các nét giản hóa hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, thử hỏi cho tới ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và máy móc, liệu còn ai viết hay ghi chép các tài liệu bằng chữ viết tay. Về cơ bản, ngày nay đa số đều sử dụng bàn phím để gõ chữ Hán.

Đó là một bước tiến vượt bậc của công nghệ số. Tuy nhiên, ở vào thời cổ đại, người dân không có lựa chọn nào khác ngoài bút lông và nghiên mực. Thậm chí vào thời đại đó, chữ viết càng đẹp càng được ca ngợi tôn vinh. Vậy thời cổ đại, chữ Hán viết tay như thế nào mới là đẹp?

Cùng nhau "rửa mắt" với những trang bài thi của một vị trạng nguyên thời nhà Minh cách đây hơn 400 năm. Bài viết của ông sau khi xuất hiện đã được cư dân mạng tôn vinh là "hoạt tự ấn loát thể" – chữ viết sinh động đẹp như một bản in, tuyệt đối đạt đến trình độ của một nhà thư pháp.

Lộ diện bài thi của một trạng nguyên khiến cả thế giới thất kinh vì bút tích như bản in từ sách hiện đại - Ảnh 1.

Bài viết này hơn 2000 chữ mà không hề có một nét tẩy xóa hay viết sai chữ , các dòng chữ ngay ngắn thẳng thớm, không khác gì một bản ký tự in. Thậm chí khán giả còn phấn khích cho rằng bài viết này xuất sắc tới mức "biến thái".

Điều đầu tiên đập vào mắt khán giả từ trang thi này là dòng chữ màu đỏ bên trái "Đệ nhất giáp đệ nhất danh" – đây là dòng chữ do hoàng đế Vạn Lịch dùng bút chu sa đề, bên trái dòng chữ này là toàn bộ bút tích của vị trạng nguyên.

Điều đáng kinh ngạc là bài viết này hơn 2000 chữ mà không hề có một nét tẩy xóa hay viết sai chữ, các dòng chữ ngay ngắn thắng thớm, không khác gì một bản ký tự in. Thậm chí khán giả còn phấn khích cho rằng bài viết này xuất sắc tới mức "biến thái".

Có thể mọi người sẽ nói, một bài thi viết mà không mắc lỗi chính tả, cũng không có chỗ sửa sai thì có gì đáng nói? Vậy thì bạn đã coi thường trang giấy này rồi. Trước hết hãy tìm hiểu nội dung của đề thi thời nhà Minh.

Lộ diện bài thi của một trạng nguyên khiến cả thế giới thất kinh vì bút tích như bản in từ sách hiện đại - Ảnh 2.

Việc thi thố khoa cử ở thời cổ đại cũng có hạn chế thời gian, đợi bạn thẩm xong cái đề bài , suy nghĩ xong làm thế nào, thì cũng đã không có thời gian mà viết nháp. Bởi vậy việc xuất hiện lỗi chính tả, tẩy xóa, sửa chữ a trong bài thi là một chuyện rất bình thường.

Nhưng bài thi viết của vị trạng nguyên này lại không mắc lỗi chính tả, cũng không có chỗ sửa sai.

"Bát cổ văn" ra đời vào thời nhà Minh, còn được gọi là "chế nghĩa, chế nghệ, thời văn, bát tỉ văn", "bát" ở đây có nghĩa là bài văn phải có 8 phần, đó là: phá đề, thừa đề, khởi giảng, nhập đề, khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, thúc cổ.

Tiêu đề của bát cổ văn đều được chọn lọc từ "Tứ thư và ngũ kinh", hơn nữa bốn phần sau bắt buộc phải có hai vế đối ngẫu, toàn văn phải mô phỏng khẩu khí của Khổng Tử và Mạnh Tử, đồng thời trong bài văn không được xuất hiện những điển cố phong hoa tuyết nguyệt, nếu không đó là báng bổ thánh nhân.

Để đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên đã là rất khó, nếu phải dựa trên cơ sở này phát biểu quan điểm cá nhân và lập luận theo chủ đề thì càng khó hơn. Hơn nữa, việc thi thố khoa cử ở thời cổ đại cũng có hạn chế thời gian, đợi bạn thẩm xong cái đề bài , suy nghĩ xong làm thế nào, thì cũng đã không có thời gian mà viết nháp.

Bởi vậy việc xuất hiện lỗi chính tả, tẩy xóa, sửa chữ a trong bài thi là một chuyện rất bình thường.

Lộ diện bài thi của một trạng nguyên khiến cả thế giới thất kinh vì bút tích như bản in từ sách hiện đại - Ảnh 3.

Minh Thần Tông Chu Dực Quân

Vậy mà bài thi này với chính xác là 2460 chữ mà không có một lỗi chính tả hay tẩy xóa, sửa chữ a nào, liệu có thể nói là "đơn giản" không? Bài thi này bao gồm 19 trang giấy gấp, tổng chiều dài 268 cm, rộng là 47,6 cm và chiều rộng mỗi trang gấp 14,1 cm, tổng cộng 2460 chữ . Mỗi nét chữ có kích thước gần 1 cm vuông được viết nắn nót nhỏ gọn.

Toàn văn khởi đầu viết về "Cải thiện sử trị" và "Hưng bang trị quốc", sau đó chuyển dần sang thể hiện chủ trương của bản thân: "Muốn làm tốt thì trước hết bản thân phải học được đạo lý làm người" và "thực chính kế cử", mang ý nghĩa thực thi vô cùng cao.

Thêm vào đó, nét chữ của tác giả quá đẹp, thật khiến người xem cảm thấy vô cùng dễ chịu khi thẩm bài .

Lộ diện bài thi của một trạng nguyên khiến cả thế giới thất kinh vì bút tích như bản in từ sách hiện đại - Ảnh 4.

Vì vậy, ngay khi Minh Thần Tông Chu Dực Quân đọc xong trang giấy thi này, ông đã vui mừng khôn xiết và dùng bút mực đỏ đề 6 chữ "Đệ nhất giáp đệ nhất danh", đồng thời tuyên bố ệ nhất đẳng cấp nhất", đồng thời tuyên bố Triệu Bỉnh Trung là trạng nguyên của khoa thi năm đó.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là trạng nguyên Triệu Bỉnh Trung khi đó mới chỉ 25 tuổi, quả thực là một thiên tài!

Chẳng bao lâu, ông trở thành lễ bộ thị lang, rồi sau đó lên Lễ bộ thượng thư (nhất phẩm đại quan). Nhưng đáng tiếc rằng, Triệu Bỉnh Trung vốn là một người ngay thẳng cương trực, làm mất lòng nhiều người có quyền, cuối cùng lại bị cho thoái chức trở về quê.

Hiện tại, bài văn viết của trạng nguyên Triệu Bỉnh Trung được lưu giữ tại Bảo tàng Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Tuesday, June 29, 2021

3 bí quyết của thành công mà các nhà khoa học phải mất đến 81 năm để nghiên cứu: Làm được thì cầm chắc chiến thắng trong tay

 26-06-2021 - 23:00 PM Sống


Vào những năm 1940, các nhà khoa học của đại học Harvard đã tiến hành một nghiên cứu khoa học được xem là dài nhất trong lịch sử. Tới tận ngày nay, nghiên cứu này vẫn đang được tiếp tục.

Dự án nghiên cứu dài hơi này có sự tham gia của 700 nam giới trưởng thành đến từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Nhóm đầu tiên gồm 268 sinh viên đại học. Nhóm thứ hai là 456 người đến từ những khu ổ chuột ở phía đông Boston, Hoa Kỳ. Trong số những người tham gia có nhiều chính trị gia nổi tiếng, thậm chí có cả tổng thống thứ 36 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Johnson Kennedy. 

Trong suốt thời gian tiến hành dự án, có rất nhiều người đã thay đổi và trở nên thành công. Dựa trên những dữ liệu thu được, các nhà khoa học đã rút ra được nhiều điểm chung của sự thành công.

1. Thành công chỉ đến khi ta biết thiết lập các mối quan hệ xã hội

Đa số những người thành công thuộc dự án nghiên cứu đều có những mối quan hệ xã hội rất tốt, ngay cả khi họ không có nền tảng kinh tế vững chắc. Những người có mối quan hệ tích cực thường có xu hướng sống hạnh phúc. 

Hơn thế nữa, một mối quan hệ tích cực là cấu nối dẫn đến sự thành công. Phần lớn công việc của bạn là thông qua các mối quan hệ, và để duy trì nó thì bạn cần phải có những mối quan hệ nào đấy. Xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc.

Dự án nghiên cứu dài hơi này có sự tham gia của 700 nam giới trưởng thành đến từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Nhóm đầu tiên gồm 268 sinh viên đại học. Nhóm thứ hai là 456 người đến từ những khu ổ chuột ở phía đông Boston, Hoa Kỳ. Trong số những người tham gia có nhiều chính trị gia nổi tiếng, thậm chí có cả tổng thống thứ 36 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Johnson Kennedy.

2. Thành công chỉ đến khi ta biết cách cân bằng các mối quan hệ xã hội

Các nhà khoa học đã nhận thấy những người có khả năng cân bằng các mối quan hệ giữa gia đình, bạn bè và công việc có xu hướng thành công cao hơn. Bởi những người này luôn tràn đầy năng lượng, có kĩ năng xử lý tình huống khéo léo. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất họ vẫn sẽ tìm ra những giải pháp phù hợp.

Đối với cấp trên, đồng nghiệp, hãy có một thái độ chuyên nghiệp. Thay vì đưa ra ý kiến một cách chủ quan, hãy học cách làm việc nhóm với mọi người để đưa ra một lựa chọn tốt nhất. Điều mà mọi người mong muốn ở môi trường làm việc là một người có thể hỗ trợ và triển khai công việc với chứ không phải một cá nhân chỉ biết làm việc một mình.

Đối với gia đình, hãy giành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu bởi khi cuộc sống gia đình hạnh phúc, bạn sẽ có tinh thần tập trung và hoàn thành công việc. Thành công chính là kết quả của sự cộng hưởng khi cân bằng được gia đình và công việc.

3 bí quyết của thành công mà các nhà khoa học phải mất đến 81 năm để nghiên cứu: Làm được thì cầm chắc chiến thắng trong tay - Ảnh 2.

Các nhà khoa học đã nhận thấy những người có khả năng cân bằng các mối quan hệ giữa gia đình, bạn bè và công việc có xu hướng thành công cao hơn. Bởi những người này luôn tràn đầy năng lượng, có kĩ năng xử lý tình huống khéo léo. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất họ vẫn sẽ tìm ra những giải pháp phù hợp.

3. Những người thành công có xu hướng thích giúp đỡ người khác và tự biết chừng mực trong công việc.

"Hãy tặng ai đó một bông hồng và bàn tay bạn sẽ tỏa hương thơm". Xuất sắc có nghĩa là đạt được những giấc mơ cao nhất của mình. Thành công của cá nhân sẽ là vô nghĩa nếu như bạn không cảm thấy mình đã tác động một cách tích cực đến cuộc sống của người khác.

Đôi khi "quá nhiều lại chính là không đủ". Mọi việc trên đời phải được giải quyết ở mức độ vừa phải. Chúng ta có thể hiểu theo một cách đơn giản như sau. Khi được sếp giao việc, bạn chỉ cần hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao. Còn nếu cố gắng thể hiện thêm để lấy lòng sếp hoặc chứng minh bản thân tài giỏi, ngay lập tức sẽ bị cho là xu nịnh, tự tin quá đà.

(Theo Aboluowang)

Saturday, June 19, 2021

Autophagy – Sự tự thực bào (Phần 1)

 Đã bao giờ bạn cảm thấy rất đói bụng đến nỗi phải ăn chính bộ phận cơ thể của mình chưa? (Tất nhiên, câu trả lời hợp lý phải là Không). Nhưng thật bất ngờ, cơ thể của bạn thật sự đã “ăn” lấy chính nó đấy, nhưng chỉ ở mức độ tế bào thôi! Hiện tượng này còn được gọi là autophagy, nghĩa là sự tự thực bào.

Autophagy - Tự thực bào là một quá trình mà trong đó tế bào “ăn” các thành phần của chính nóĐây là một cơ chế dị hóa cơ bản, liên quan đến sự thoái hóa những thành phần không cần thiết hoặc các thành phần bị rối loạn chức năng trong tế bào, thông qua hoạt động của lysosome. Do đó, quá trình này liên quan đến việc cung cấp các vật liệu trong tế bào chất cho các lysosome trong sự thoái hóa của tế bào. Đối với việc xử lý chất thải tế bào, hoạt động của lysosome là rất quan trọng.

Autophagy - Hình minh họa

Chắc hẳn bạn vẫn còn thắc mắc – Tại sao tế bào lại “ăn” chính nó? Sự thật là mỗi thành phần trong tế bào đều có nhu cầu riêng. Càng có nhiều bào quan trong tế bào, thìsự trao đổi chất sẽ càng lớn và tế bào sẽ cần nhiều năng lượng hơn. Do vậy, khi có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, hoặc cơ thể không có khả năng duy trì đủ sự trao đổi chất, các tế bào sẽ bắt đầu tiêu diệt các thành phần bên trong nó để làm giảm sự trao đổi chất thấp nhất đến mức cơ thể có đủ khả năng cung cấp năng lượng. Nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm dần để phù hợp với nguồn dinh dưỡng mà tế bào nhận được.

Các mức độ tự thực bào

Có nhiều loại bào quan khác nhau có thể được tiêu hủy thông qua quá trình autophagy, và điều này dẫn đến nhiều mức độ autophagy.

Hình 1. Các mức độ của sự tự thực bào

Nếu autophagy liên quan đến ty thể (mitochondria), nó được gọi là mitophagy, nếu liên quan đến peroxisome – nó được gọi là pexophagy; tương tự với protein aggregates - aggrephagy, glycogen - glucophage, lipid - lipophagy.

Đáng chú ý nhất là xenophagy, sẽ được giải thích chi tiết ở phần sau.

Các loại tự thực bào

Lưu ý  là cần phân biệt các mức độ tự thực bào và các loại tự thực bào.  Các mức độ tự thực bào cho biết các chất đặc biệt sẽ bị phá vỡ trong quá trình tự thực bào, còn các loại tự thực bào đề cập đến cơ chế mà quá trình tự thực bào xảy ra.

Có ba cơ chế chủ yếu của sự tự thực bào:

1. Tự thực bào qua trung gian chaperon - Chaperone-mediated Autophagy

Đây là cơ chế vận chuyển trực tiếp một protein hay phân tử qua màng lysosome và vào bên trong lysosome bằng protein chaperone trên vách của màng lysosome. Đây là loại autophagy rất đặc hiệu, do được xác định hoàn toàn bởi một phức hợp được gọi là phức hợp hsc70. Tổ hợp nhận biết hsc70 có mặt trên chaperone hsc70 của lysosome, và nếu các protein cần tiêu hủy tiếp xúc với chaperone có chứa một vị trí nhận biết hsc70 thì nó sẽ nhanh chóng mang protein đó đến lysosome, nơi có một thụ thể với chaperone này và chuyển các protein hoặc phân tử qua màng và vào bên trong lysosome.

Hình 2. Cơ chế tự thực bào qua trung gian chaperon.

1. Nhận diện protein cần tiêu thụ; 2. Chaperon mang đến và bám vào lysosome; 3. Chaperon rời khỏi, protein được duỗi thẳng; 4. Chuyển vị protein vào bên trong lysosome; 5. Phân giải protein (Nguồn: Wikipedia).

a) Microautophagy

Sự tự thực bào theo cơ chế này sẽ “nhấn chìm” trực tiếp các chất cần phân hủy vào bên trong lysosome qua các ống trên màng của bào quan này. Điều này đồng nghĩa với việc lysosome tự hút các chất gần nó vào bên trong để phân giải.

b) Macroautophagy

Đây là một cơ chế cơ bản và cổ điển, nó cũng được xem như là loại tự thực bào lớn và quan trọng nhất. Nó liên quan đến việc cô lập và vận chuyển các phần của bào tương về lysosome trong một bóng màng đôi được gọi là thể tự thực bào (autophagosome).

Hình 3. Microautophagy và Macroautophagy

(Nguồn: researchgate)

Hình 4. So sánh ba cơ chế tự thực bào

(Nguồn: researchgate)

Cơ chế của Macroautophagy:

Macroautophagy, hoặc đơn giản là autophagy là cơ chế chủ yếu của sự phá hủy các bào quan, có thể dễ dàng được đơn giản hóa thành một số bước sau:

  1. Sự hoạt hóa của một phức hợp khởi đầu dẫn đến sự hình thành của một lớp màng cách ly, được gọi là một phagophore. Quá trình này được kích thích bởi các yếu tố môi trường thúc đẩy sự autophagy, giống như lúc đói. Điều này sẽ kích hoạt phức hợp khởi đầu- một tổ hợp 4 loại protein kích thích sự hình thành của một phức hợp tạo nhân.
  2. Sự tạo nhân trong phagophore diễn ra trong thời gian ngắn khi phagophore được lắp ráp.
  3. Phagophore tiếp tục được lắp ráp và kéo dài.
  4. Khi phagophore kéo dài, nó từ từ bao lấy các thành phần trong tế bào chất; bao gồm các mảnh vỡ tế bào nhỏ và các bào quan lớn.
  5. Sự dung hợp của hai đầu của phagophore, dẫn đến sự hình thành autophagosome (thể tự thực bào) trưởng thành. Sự kéo dài và đóng gói các autophagosome phụ thuộc vào hoạt động phối hợp của các hệ thống liên hợp ubiquitin-like, bao gồm một vi ống  rất quan trọng liên quan đến chuỗi nhẹ protein 3, LC3. LC3 xác định những nội dung được nạp vào trong autophagosome lúc nó đang được hình thành. Việc tổng hợp LC3 được tăng lên trong các tế bào thực hiện autophagy, và do đó mức độ LC3 là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện các tế bào đang trải qua autophagy.
  6. Sự dung hợp của autophagosome với lysosome để tạo thành một autophagolysosome.
  7. Cuối cùng là sự tiêu hủy các thành phần bên trong autophagolysosome và khi đó lớp màng bên trong hoàn thành sự macrophagy

Sự hình thành autophagosome được cho là giai đoạn quan trọng nhất của macroautophagy. Quá trình này được điều hòa bời nhiều gen liên quan tới autophagy hoặc Atgs.

Thông thường, autophagosomes cần có LC3 để nhận biết thành phần mà chúng mang đi, và việc bắt các phân tử này thường là ngẫu nhiên. Tuy nhiên, có vài trường hợp ngoại lệ nhất định, màng autophagosome có thể nhận ra các phân tử nhất định, quan trọng trong số đó là trong con đường Cvt (Cvt pathway) (sẽ giải thích chi tiết trong phần tiếp theo). Nếu màng autophagosome nhận biết hai enzyme, gọi là Ams1 hoặc Ape1, thì các autophagosome không thể kết hợp vào các lysosome, thay vào đó chúng mang các enzyme đến không bào (vacuoles) nơi các enzyme có tác dụng. Điều này cũng được giải thích chi tiết hơn ở hình bên dưới.

 

Vai trò quan trọng của sự tự thực bào:

Nguyên nhân chính của một tế bào lựa chọn autophagy là khi nguồn cung cấp dinh dưỡng thấp và khi ấy các tế bào phải giảm nhu cầu dinh dưỡng để phù hợp với nguồn cung cấp.

Ban đầu, nếu nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chỉ thấp trong một khoảng thời gian rất ngắn, thì hầu hết các phân giải protein được thực hiện bởi hệ thống ubiquitin-proteasome. Nhưng nếu việc cung cấp chất dinh dưỡng bị trì hoãn trong một thời gian dài thì cơ chế autophagy sẽ hoạt động.

Sau khi bào quan bị suy thoái, chúng sẽ không có khả năng chuyển hóa và sẽ bị phân hủy để trở thành nguồn dinh dưỡng cho tế bào tồn tại và hấp thu hiệu quả. Ngoài ra, một số protein và peptide được sản xuất bởi các bào quan hỏng có thể được tái sản xuất thành các sản phẩm quan trọng hơn để thúc đẩy sự sống tế bào, thông qua các quá trình như sản xuất năng lượng, tổng hợp đường và các protein cần thiết hơn. Các nghiên cứu được tiến hành trên các tế bào nấm men đột biến gen quy định autophagy nhận thấy các tế bào này sẽ nhanh chóng chết trong điều kiện dinh dưỡng thiếu hụt.

Các vai trò khác của Autophagy:

1. Xenophagy: Xenophagy là quá trình tế bào loại bỏ đi các mầm bệnh từ bên ngoài cơ thể. Xeno có nghĩa là ngoại, phagy là thực, nên có thể hiểu xenophagy nghĩa đen là ngoại thực bào. Có phải bạn sẽ thắc mắc: “Không phải autophagy là tế bào ăn chính nó hay sao?”. Về cơ bản vẫn như vậy, trừ việc cơ thể chuyển hướng autophagy lên cả các vấn đề hay mầm bệnh từ bên ngoài. Có một điều cần cân nhắc đó là có một số vi khuẩn có thể ngăn cản sự dung hợp của autophagesome (thể tự thực bào) vào lysosome để hình thành phagolysosome. Trong trường hợp này, tác nhân đó có thể tùy ý tàn phá bên trong tế bào. Autophagy qua trung gian xenophagy có thể ngăn chặn điều đó, vì autophagy nhanh chóng được kích thích để tiêu hủy các bào quan bị xâm nhiễm bởi tác nhân bệnh hoặc cả một khu vực nhiễm bệnh trong tế bào. Cơ chế ngăn chặn tàn phá tế bào này dễ dàng được tái lập lại.

2. Vận chuyển: Autophagy cũng cho phép vận chuyển các chất qua con đường Cvt, để trình diện kháng nguyên và nhận diện TLR.

  1. Đôi khi, autophagy có thể đơn giản được sử dụng như một con đường hay một phương tiện vận chuyển từ bào tương vào không bào hoặc lysosome. Ví dụ tốt nhất về điều này là con đường Cvt trong tế bào nấm men. Ở con đường Cvt trong các tế bào nấm men, hai enzyme không bào quan trọng là Ape1 và Ams1 được tổng hợp trong bào tương. Các enzyme này được "nuốt" vào một khoang có một lớp màng kép, được gọi là autophagosome. Việc sản xuất autophagosome là một bước rất quan trọng của autophagy. Tuy nhiên, các autophagosome trong trường hợp này cung cấp các enzyme đến không bào, thay vì đến các lysosome, do đó cho phép vận chuyển thông qua autophagy.
  2. Hơn nữa, autophagy đóng một vai trò trong việc trình diện kháng nguyên. Peptide nội sinh có nguồn gốc từ thực bào hoặc bất kỳ sự phân hủy mầm bệnh nào được chuyển đến các phức hợp phù hợp tổ chức lớp II (MHC II) qua autophagy, nơi mà các kháng nguyên được nhận diện bởi các tế bào CD4 + T, một phần quan trọng của các phản ứng miễn dịch.
  3. Cuối cùng, con đường autophagy được sử dụng để nhận biết virus mạch đơn RNA (ssRNA). Quá trình được điều hòa bởi các thụ thể toll-like (TLRs), là những phân tử quan trọng trong miễn dịch bẩm sinh phát hiện các dấu hiệu về virus để báo hiệu một phản ứng miễn dịch. Một loại TLR được gọi là TLR7 nằm trên endosomes có vai trò nhận biết các sản phẩm của virus được chuyển tới nó từ các autophagosomes trong quá trình autophagy.

Như vậy, có thể xem autophagy, dù liên quan đến quá trình suy thoái, nhưng cũng hoạt động như một con đường sinh tổng hợp và đôi khi chỉ đơn giản là một phương tiện vận chuyển.

3. Cô lập: Trong một số trường hợp, việc cô lập hoặc lưu trữ đơn giản trong autophagosomes mà không gây phân hủy là một quá trình quan trọng.

  1. Đáng chú ý đặc biệt là khả năng của các tế bào để đáp ứng với sự stress ER (lưới nội chất). Trong trường hợp ER hoạt động quá mức, nó sẽ chuyển hóa cao các sản phẩm mà tế bào không có khả năng xử lý để cân bằng việc cung cấp chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ER hoạt động quá mức có thể tạo ra các tín hiệu gây độc tế bào, đó là những tín hiệu có thể làm thay đổi độ pH của bào tương hoặc làm hỏng bào tương. Trong những trường hợp này, sự stress ER có thể được loại bỏ chỉ đơn giản bằng cách nhấn chìm một phần của ER trong một autophagosome. Cách cô lập này giúp loại bỏ sự stress ER và phục hồi chức năng bình thường của tế bào.
  2. Tuy nhiên, trong thực tế, yêu cầu đầu tiên của autophagy là sản xuất một autophagosome vô hại trước khi nó có thể hình thành các autophagolysosome phân hủy, điểm này có thể dễ dàng khai thác bởi các vi sinh vật nhất định, chẳng hạn như Legionella pneumophila, Coxiella Burnetti, Brucelus abortus  Porphyromonas gingivalis. Những vi khuẩn này ban đầu được lưu trữ trong các thể thực bào (phagosome) từ quá trình thực bào, sau đó khi các thể thực bào này kết hợp với autophagosomes, chúng sẽ được lưu trữ trong autophagosomes. Ở đây, các vi khuẩn có khả năng ức chế sự hợp nhất của các autophagosome vào lysosome, và do đó có một khu vực được bảo vệ tốt, bao quanh khu vực vi khuẩn nhân đôi. Chiến lược sinh tồn này được gọi là kỹ thuật “pregnant pause”.

4. Loại bỏ các phân tử và các bào quan: Loại bỏ các phân tử và các bào quan là một trong những vai trò chính của autophagy. Các protein gấp cuộn sai, bào quan bị hư hỏng và màng tế bào đều bị phân hủy bởi autophagy, mặc dù có một số lượng đáng kể protein gấp cuộn sai cũng bị phân hủy bởi các hệ thống proteasome ubiquitin. Nếu quá trình loại bỏ của mảnh vỡ tế bào và chất thải tế bào không xảy ra đúng cách, thì hậu quả là dẫn đến quá trình lão hóa nhanh chóng, hoặc có những khiếm khuyết, sau đó hai dấu hiệu bệnh lý lớn sau có thể xảy ra:

  1. Thoái hóa thần kinh: Sự tích lũy các autophagosomes gắn liền với một số bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer  Parkinson. Nó đã được chứng minh ở chuột bị đột biến gen autophagy khiến chúng mắc một số rối loạn thoái hóa thần kinh. Điều này là do autophagy có vai trò loại bỏ protein khiếm khuyết liên quan đến các rối loạn thoái hóa thần kinh, như protein Tau trong trường hợp của bệnh Alzheimer.
  2. Khối u: Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy autophagy hoạt động giúp ngăn chặn các tế bào khối u. Sự stress chuyển hóa có thể gây hoạt động quá mức ở các cơ chế nội bào và làm tăng khả năng một số đột biến ngẫu nhiên dẫn đến sự hình thành các tế bào khối u. Autophagy, như được giải thích, có thể làm giảm sự stress trong trao đổi chất và giảm khả năng hình thành khối u. Như vậy, có thể nói sự thiếu hụt autophagy có thể dẫn tới sự hình thành khối u.

Tài liệu tham khảo:

"Autophagy", The Art of Medicine, May 24, 2015.

Lược dịch Lê Văn Trình - Lê Phạm Tiến Triều

Biên tập Biomedia Việt Nam

Friday, June 4, 2021

20 nguyên tắc ngừa ung thư của Giáo sư người Pháp từng hai lần thoát án tử (Phần 1)

 08:00 18/10/2017 GMT+7

Suckhoedoisong.vn - David Servan-Schreiber là giáo sư lâm sàng của trường Đại học Y khoa Pittsburgh, là nhà đồng sáng lập và sau đó là Giám đốc trung tâm Y học Tổng hợp tại Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh.

Ông từng hai lần bị chẩn đoán với một khối u ác tính ở não, ông đã tự mình trải nghiệm và trở thành người tiên phong trong việc tìm ra hướng tiếp cận mới trong phòng ngừa ung thư. Ông đã phổ biến kiến thức của mình qua việc giảng dạy, các buổi hội thảo, blog và thông qua việc viết cuốn Anticancer: A New Way of Life (Chống ung thư: một lối sống mới) được dịch ra 35 thứ tiếng và là một trong những cuốn sách bán chạy nhất được tờ New York Time bình chọn, đã được xuất bản hơn 1 triệu cuốn.

Cuốn sách đã tạo ra một sự thay đổi mang tính quyết định trong cách chúng ta hiểu và kiểm soát ung thư, Anticancer: A New Way of Life là sự kết hợp của kiến thức khoa học và kinh nghiệm cá nhân- một hành trình truyền cảm hứng và dẫn dắt người đọc hướng tới “một lối sống mới”.

Sau đây là những nguyên tắc phòng chống ung thư được rút ra từ cuốn sách:

1.     Quy tắc 80:20: Bữa ăn của bạn nên chứa 80% là ngũ cốc và rau củ, chỉ 20% là protein động vật. Thịt chỉ nên được dùng một cách dè sẻn, và không nên là trọng tâm của bữa ăn.

2.     Ăn đa dạng các loại rau củ: Thay đổi các loại rau bạn ăn trong các bữa, hoặc trộn các loại rau thành salad. Bông cải xanh là thực phẩm chống ung thư hiệu quả và sẽ hiệu quả hơn nếu bạn kết hợp với sốt cà chua, hành tây hoặc tỏi. Hãy có thói quen thêm hành, tỏi vào các món ăn khi nấu.

3.     Thêm nghệ (cùng với tiêu đen) khi nấu. Hoạt chất có màu vàng trong nghệ (curcumin) là chất chống viêm tự nhiên mạnh nhất. Nhớ thêm các loại gia vị thảo mộc như húng, quế, bạc hà, tần ô… chúng không chỉ thêm hương vị, mà còn giúp lức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

4.     Ăn thực phẩm hữu cơ: Lựa chọn thực phẩm hữu cơ bất cứ khi nào có thể. Nhưng hãy nhớ là ăn bông cải xanh có sử dụng thuốc trừ sâu thì vẫn tốt hơn là không ăn bông cải xanh (tương tự với các thực phẩm có khả năng chống ung thư khác).

5.      Hạn chế ăn khoai tây: Khoai tây làm tăng đường huyết- có thể gây viêm và tăng sự phát triển của ung thư. Chúng còn có thể tồn dư thuốc trừ sâu (hầu hết những người nông dân không ăn khoai tây mà họ trồng).

6.     Ăn nhiều cá: Ăn cá 2-3 lần mỗi tuần- cá mòi, cá thu và cá cơm là các loại cá có ít nguy cơ nhiễm thủy ngân và PCBs (Polychlorinated biphenyls) hơn cá ngừ. FDA khuyến cáo phụ nữ có thai không nên ăn cá kiếm và cá mập bởi chúng có nguy cơ chứa nồng độ các chất gây ô nhiễm cao.

7.     Không phải tất cả các loại trứng đều như nhau: Hãy chọn các loại trứng có hàm lượng omega 3 cao, hoặc không nên ăn lòng trắng. Hiện nay gà chủ yếu được cho ăn bằng ngô và đậu tương- do đó chúng chứa hàm lượng lớn acid béo omega 6- một chất tiền viên hơn là omega 3- một chất kiểm soát sự phát triển của tế bào.

8.     Thay đổi dầu thực vật: Chỉ sử dụng dầu oliu và dầu hạt cải cho nấu nướng và trộn salad. Hạn chế dùng các loại dầu tinh luyện (dầu ngô, dầu nành và dầu hướng dương) bởi chúng chứa nhiều omega 6.

9.     Ăn ngũ cốc nguyên cám: Ăn các loại ngũ cốc nguyên cám, và tốt nhất là hạt hữu cơ nếu có thể vì thuốc trừ sâu có xu hướng tích tụ trên ngũ cốc nguyên hạt. Tránh các loại tinh bột trắng tinh chế (dùng trong bánh mì, bánh nướng xốp, bánh sandwich, bánh ngọt,…) bất cứ khi nào có thể.

10.   Thay đồ ngọt bằng trái cây: Cắt giảm đường bằng cách tránh sử dụng nước ngọt, kẹo bánh và thay vào đó là trái cây. Đọc nhãn các sản phẩm một cách cẩn thận, và chú ý tới những loại đường được sử dụng (thường nằm ở 3 thành phần đầu tiên) bao gồm cả đường nâu, siro ngô,… Nếu bạn không thể kiềm chế được cơn thèm ngọt, hãy thử một vài miếng socola đen chứa trên 70% cacao.

11.   Uống trà xanh: Thay vì uống café hoặc hồng trà (một loại trà được ủ cho oxy hóa hoàn toàn), hãy dùng 3 tách trà xanh mỗi ngày. Dùng loại trà không có cafein nếu bạn quá mệt. Thường xuyên uống trà xanh giúp làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư.

12.   Dành chỗ cho sự ngoại lệ: Bạn cũng không cần phải quá khắt khe với chế độ ăn, thi thoảng bạn có thể ăn một vài món mà bạn thích như bánh kẹo, snack mặc dù chúng không tốt cho sức khỏe, với điều kiện là chỉ ăn ít, và không ăn thường xuyên.

20 nguyên tắc ngừa ung thư của Giáo sư người Pháp từng hai lần thoát án tử (Phần 2)

 08:00 19/10/2017 GMT+7

Suckhoedoisong.vn - David Servan-Schreiber là giáo sư lâm sàng của trường Đại học Y khoa Pittsburgh, là nhà đồng sáng lập và sau đó là Giám đốc trung tâm Y học Tổng hợp tại Trung tâm y tế Đại học Pittsburgh.

Ông từng hai lần bị chẩn đoán với một khối u ác tính ở não, và trở thành người tiên phong trong việc tìm ra hướng tiếp cận mới trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Ông đã phổ biến kiến thức của mình qua việc giảng dạy, các buổi hội thảo, blog và thông qua việc viết cuốn Anticancer: A New Way of Life (Chống ung thư: một lối sống mới) được dịch ra 35 thứ tiếng và là một trong những cuốn sách bán chạy nhất được tờ New York Time bình chọn, đã được xuất bản hơn 1 triệu cuốn.

Cuốn sách đã tạo ra một sự thay đổi mang tính quyết định trong cách chúng ta hiểu và kiểm soát ung thư, Anticancer: A New Way of Life là sự kết hợp của kiến thức khoa học và kinh nghiệm cá nhân- một hành trình truyền cảm hứng và dẫn dắt người đọc hướng tới “một lối sống mới”.

Sau đây là những nguyên tắc phòng chống ung thư được rút ra từ cuốn sách:

1.     Tập thể dục: Dành thời gian để tập thể dục: bạn có thể đi bộ, chạy hoặc tập nhảy chẳng hạn. Đặt mục tiêu dành 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Đơn giản như là đi bộ hoặc đạp xe tới sở làm, hoặc quầy tạp hóa. Chọn những hoạt động mà bạn thích, và bạn cảm thấy vui vẻ khi tham gia, sẽ giúp bạn duy trì được lâu dài.

2.     Tắm nắng: Cố gắng dành ra ít nhất 20 phút mỗi ngày tiếp xúc với ánh mặt trời, qua cánh tay, chân hoặc thân trên mà không dùng kem chống nắng, tốt nhất là vào sáng sớm. Điều này sẽ giúp tăng tổng hợp vitamin D tự nhiên trong cơ thể. Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại tế bào ung thư. Nếu không đủ điều kiện phơi nắng, bạn có thể dùng các chế phẩm bổ sung vitamin D3 cho cơ thể.

3.     Tránh sử dụng hóa chất chất độc hại: Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong nhà. Bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch hữu cơ, hoặc đeo găng tay khi sử dụng. Không làm nóng chất tẩy rửa hoặc đồ đựng thực phẩm bằng chất dẻo. Tránh các loại mỹ phẩm chứa parapen và phthalates, không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong nhà hoặc sân vườn, thay thế chảo chống dính chứa Teflon đã bị trầy xước, lọc nước máy trước khi sử dụng nếu bạn sống trong khu vực bị ô nhiễm.

4.     Hạn chế tiếp xúc điện thoại và các thiết bị thu phát sóng

5.    Giảm căng thẳng: Hãy chia sẻ những khó khăn, căng thẳng với bạn bè của bạn để tìm sự hỗ trợ. Những lo lắng của bạn cần được chia sẻ.

6.     Thở: Khi căng thẳng, hãy trở về với hơi thở. Hít sâu và thở ra nhẹ nhàng, bạn sẽ tìm lại được cân bằng sau vài ba hơi thở như thế.

7.     Tham gia các hoạt động: Bạn có thể tạo ra những điều tốt đẹp cho cộng đồng xung quanh mình,  những điều tích cực không chỉ giúp cho người xung quanh, mà còn giúp cho bạn có suy nghĩ và thái độ tích cực hơn, cuộc sống cũng từ đó mà tốt đẹp hơn.

8.     Nuôi hạnh phúc: Hãy chọn một điều mà bạn yêu thích và dành thời gian cho nó hằng ngày (có thể là vẽ, nấu nướng, tập đàn,…). Những điều này sẽ giúp bạn cảm nhận được những hạnh phúc giản dị trong cuộc sống. Điều này rất quan trọng cho việc phòng ngừa ung thư đấy!

Doanh nhân nổi tiếng trước khi qua đời vì ung thư nhắn nhủ: "Cơ thể chúng ta luôn phải đấu tranh mỗi ngày, sống thọ phải dựa rất nhiều vào ý chí"

  | Sống

Trong cơ thể mỗi người chúng ta đều có 5 tỷ tế bào tự nhiên đang cố gắng chiến đấu từng ngày để chống lại tế bào ung thư. Nhưng vì lối sống, cách ăn uống vô độ và cảm xúc thất thường, khó kiểm soát của bạn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chiến đấu của nó.

Vào ngày 20 tháng 5, Zuo Hui, một doanh nhân nổi tiếng – người thành lập nên KE Holdings, đã qua đời ở tuổi 50 vì bệnh tật.

Trong danh sách những người giàu toàn cầu do Forbes công bố vào tháng 4, Zuo Hui đứng thứ 128 với khối tài sản 15,5 tỷ USD, và đứng thứ sáu trong ngành bất động sản.

Mới cách đây một tháng, ông ấy còn phát biểu trong dịp kỷ niệm 3 năm thành lập KE Holdings rằng: "Mỗi người đều có ước mơ của riêng mình."

Nhưng đời là vô thường, nếu không có sức khỏe, bạn sẽ khó lòng thực hiện được ước mơ của mình.

Theo lời nhân viên tiết lộ, Zuo Hui được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi vào năm 2013 và đã cắt bỏ 1/3 lá phổi, sức khỏe của ông luôn là mối quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư.

Từ năm 2013 đến năm 2021, lịch sử chống ung thư của Zuo Hui kéo dài tới 8 năm, trong thời gian đó ông ấy đã trải qua nhiều đợt hóa trị và liệu pháp tế bào. Tuy nhiên, sự sống đôi khi thật mong manh, dù có đầu tư tiền bạc và điều kiện y tế tốt đến đâu cũng không thể cứu được mạng sống của ông.

Cách đây không lâu, Ủy ban Y tế Quốc gia đã công bố một bộ dữ liệu về bệnh ung thư:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sẽ có 10 triệu ca tử vong vì ung thư trên toàn thế giới vào năm 2020. Cứ 5 người sẽ có một người bị ung thư, nhưng 1/3 số ca ung thư có thể phòng ngừa được.

Viện sĩ Chung Nam Sơn từng đề cập trong một bài giảng rằng:

Cơ thể con người tạo ra hơn 3.000 tế bào ung thư mỗi ngày, nhưng hầu hết các tế bào ung thư của mọi người không tạo ra ung thư thực sự, bởi vì tế bào ung thư có thể được tìm thấy và tiêu diệt kịp thời bởi một tế bào tự nhiên có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư khi chúng mới xuất hiện.

Doanh nhân nổi tiếng trước khi qua đời vì ung thư nhắn nhủ: Cơ thể chúng ta luôn phải đấu tranh mỗi ngày, sống thọ phải dựa rất nhiều vào ý chí - Ảnh 1.

Trong cơ thể mỗi người chúng ta đều có 5 tỷ tế bào tự nhiên đang cố gắng chiến đấu từng ngày để chống lại tế bào ung thư. Nhưng vì lối sống, cách ăn uống vô độ và cảm xúc thất thường, khó kiểm soát của bạn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chiến đấu của nó.

Vào những năm hòa bình, con người thoát khỏi cảnh nghèo đói, kẻ thù tồi tệ nhất không còn là chiến tranh, mà là bệnh tật, là vi rút.

Thế nên, chiến đấu với bệnh tật và giữ gìn sức khỏe là một cuộc chiến lâu dài mà mọi người không được lãng quên.

Giáo sư tâm thần học lâm sàng ở Đại học Pittsburgh không chỉ là một bác sĩ có nền tảng nghiên cứu khoa học xuất sắc mà còn là một bác sĩ luôn tận tâm với nghề, chăm sóc bệnh nhân chu đáo.

Nhưng không ngờ đến năm 31 tuổi, khi thực hiện một cuộc kiểm tra cộng hưởng từ não để tiến hành thí nghiệm của mình, ông đã phát hiện ra bản thân bị ung thư não.

Bác sĩ khám nói ông chỉ có thể sống được 1 năm nữa.

Đối mặt với tin dữ này, ông vô cùng hoảng loạn và tuyệt vọng. Nhưng mặt khác, ông cũng nghĩ rằng bản thân là bác sĩ, lúc nào cũng nhắc bệnh nhân luôn tích cực, tại sao bản thân lại không làm được?

Thế là sau đó ông đã tận dụng chuyên môn của mình, làm hết sức tìm hiểu những thông tin khoa học, cách tiên tiến nhất giúp chống ung thư, kéo dài từ 1 năm thành 18 năm.

Ông kết hợp các kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến với hơn 10 năm kinh nghiệm kháng bệnh của bản thân và viết một cuốn sách hướng dẫn cách phòng bệnh, kháng bệnh ung thư cho mọi người. Quyển sách "Cuộc chiến của mỗi người", Anticancer: A New Way of Life, được ủng hộ hoàn toàn bởi viện nghiên cứu khoa học.

Vị bác sĩ ưu tú này đã rút ra kết luận rằng: "Không phải ai cũng sẽ bị ung thư, nhưng tế bào ung thư tồn tại trong tất cả mọi người. Do đó, phòng ngừa và chống lại ung thư là cuộc chiến của tất cả mọi người."

Cuốn sách này đã được dịch ra 36 thứ tiếng, bán trên 50 quốc gia, là cuốn sách khoa học phổ biến dạy bạn sử dụng kiến thức để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Doanh nhân nổi tiếng trước khi qua đời vì ung thư nhắn nhủ: Cơ thể chúng ta luôn phải đấu tranh mỗi ngày, sống thọ phải dựa rất nhiều vào ý chí - Ảnh 2.

Nguyên dân dẫn đến bệnh ung thư thường là gì?

Tác giả cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.

Khi vi khuẩn có lợi giảm, vi rút có hại bắt đầu tấn công, chức năng của hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ là thứ quyết định bạn có bị vi rút gây hại tấn công hay không.

Nguyên nhân thứ hai là do phản ứng viêm bị rối loạn.

Ví dụ, trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi, nó có thể là bệnh viêm phổi.

Viêm là cơ chế phục hồi vết thương, nếu một bộ phận nào đó bị tổn thương, các tế bào miễn dịch sẽ tiêu diệt vi khuẩn hại. Đồng thời, phần bị thương sẽ tái tạo mô mới, nhiều máu và chất dinh dưỡng hơn.

Tuy nhiên, một số tình trạng viêm nặng hơn phát triển thành ung thư lại khác. Nó không thể chữa lành vết thương nữa.

Harrods, giáo sư bệnh học tại Trường Y Harvard phát hiện ra rằng hơn 1/6 trường hợp ung thư có liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm mãn tính.

Cơ thể cũng như đất trong vườn, bạn chịu chăm sóc, tưới nước thì nó mới đơm hoa kết trái.

Một người muốn khỏe mạnh, chống lại được bệnh tật thì cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực, sống trong môi trường ít ồn ào.

Thực tế, chế độ ăn uống là thứ con người dễ mắc sai lầm nhất, cũng là nơi để điều chỉnh quan trọng nhất. Có 3 loại thực phẩm chứa thành phần gây ung thư mà chúng ta cần biết:

Đầu tiên là thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Khi hàm lượng glucose trong máu tăng nhanh, cơ thể sẽ lập tức tiết ra insulin giảm đường trong máu, đồng thời tiết ra một số yếu tố tăng trưởng giống insulin kích thích sự phát triển của tế bào.

Thứ hai là thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa như bánh kẹo, khoai tây chiên, trà sữa... Chúng dễ thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm, nên hạn chế ăn.

Thứ ba là thịt lợn và các loại thịt đỏ khác. Tổ chức nghiên cứu Ung thư Thế giới khuyến cáo mỗi người chỉ nên dùng 300 gram thịt trong một tuần.

Trong số các yếu tố chúng ta có thể kiểm soát, cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu tâm trạng luôn chán nản, buồn bã, hoạt động của "tế bào tự nhiên" sẽ giảm.

Do đó, mong mỗi người đều học được cách sống tích cực, chiến thắng trong cuộc chiến giành lấy sức khỏe và vượt qua bệnh tật này...

Theo Empathy

Doanh nghiệp & Tiếp thị