| Sống
Trong cơ thể mỗi người chúng ta đều có 5 tỷ tế bào tự nhiên đang cố gắng chiến đấu từng ngày để chống lại tế bào ung thư. Nhưng vì lối sống, cách ăn uống vô độ và cảm xúc thất thường, khó kiểm soát của bạn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chiến đấu của nó.
Vào ngày 20 tháng 5, Zuo Hui, một doanh nhân nổi tiếng – người thành lập nên KE Holdings, đã qua đời ở tuổi 50 vì bệnh tật.
Trong danh sách những người giàu toàn cầu do Forbes công bố vào tháng 4, Zuo Hui đứng thứ 128 với khối tài sản 15,5 tỷ USD, và đứng thứ sáu trong ngành bất động sản.
Mới cách đây một tháng, ông ấy còn phát biểu trong dịp kỷ niệm 3 năm thành lập KE Holdings rằng: "Mỗi người đều có ước mơ của riêng mình."
Nhưng đời là vô thường, nếu không có sức khỏe, bạn sẽ khó lòng thực hiện được ước mơ của mình.
Theo lời nhân viên tiết lộ, Zuo Hui được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi vào năm 2013 và đã cắt bỏ 1/3 lá phổi, sức khỏe của ông luôn là mối quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư.
Từ năm 2013 đến năm 2021, lịch sử chống ung thư của Zuo Hui kéo dài tới 8 năm, trong thời gian đó ông ấy đã trải qua nhiều đợt hóa trị và liệu pháp tế bào. Tuy nhiên, sự sống đôi khi thật mong manh, dù có đầu tư tiền bạc và điều kiện y tế tốt đến đâu cũng không thể cứu được mạng sống của ông.
Cách đây không lâu, Ủy ban Y tế Quốc gia đã công bố một bộ dữ liệu về bệnh ung thư:
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sẽ có 10 triệu ca tử vong vì ung thư trên toàn thế giới vào năm 2020. Cứ 5 người sẽ có một người bị ung thư, nhưng 1/3 số ca ung thư có thể phòng ngừa được.
Viện sĩ Chung Nam Sơn từng đề cập trong một bài giảng rằng:
Cơ thể con người tạo ra hơn 3.000 tế bào ung thư mỗi ngày, nhưng hầu hết các tế bào ung thư của mọi người không tạo ra ung thư thực sự, bởi vì tế bào ung thư có thể được tìm thấy và tiêu diệt kịp thời bởi một tế bào tự nhiên có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư khi chúng mới xuất hiện.
Trong cơ thể mỗi người chúng ta đều có 5 tỷ tế bào tự nhiên đang cố gắng chiến đấu từng ngày để chống lại tế bào ung thư. Nhưng vì lối sống, cách ăn uống vô độ và cảm xúc thất thường, khó kiểm soát của bạn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chiến đấu của nó.
Vào những năm hòa bình, con người thoát khỏi cảnh nghèo đói, kẻ thù tồi tệ nhất không còn là chiến tranh, mà là bệnh tật, là vi rút.
Thế nên, chiến đấu với bệnh tật và giữ gìn sức khỏe là một cuộc chiến lâu dài mà mọi người không được lãng quên.
Giáo sư tâm thần học lâm sàng ở Đại học Pittsburgh không chỉ là một bác sĩ có nền tảng nghiên cứu khoa học xuất sắc mà còn là một bác sĩ luôn tận tâm với nghề, chăm sóc bệnh nhân chu đáo.
Nhưng không ngờ đến năm 31 tuổi, khi thực hiện một cuộc kiểm tra cộng hưởng từ não để tiến hành thí nghiệm của mình, ông đã phát hiện ra bản thân bị ung thư não.
Bác sĩ khám nói ông chỉ có thể sống được 1 năm nữa.
Đối mặt với tin dữ này, ông vô cùng hoảng loạn và tuyệt vọng. Nhưng mặt khác, ông cũng nghĩ rằng bản thân là bác sĩ, lúc nào cũng nhắc bệnh nhân luôn tích cực, tại sao bản thân lại không làm được?
Thế là sau đó ông đã tận dụng chuyên môn của mình, làm hết sức tìm hiểu những thông tin khoa học, cách tiên tiến nhất giúp chống ung thư, kéo dài từ 1 năm thành 18 năm.
Ông kết hợp các kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến với hơn 10 năm kinh nghiệm kháng bệnh của bản thân và viết một cuốn sách hướng dẫn cách phòng bệnh, kháng bệnh ung thư cho mọi người. Quyển sách "Cuộc chiến của mỗi người", Anticancer: A New Way of Life, được ủng hộ hoàn toàn bởi viện nghiên cứu khoa học.
Vị bác sĩ ưu tú này đã rút ra kết luận rằng: "Không phải ai cũng sẽ bị ung thư, nhưng tế bào ung thư tồn tại trong tất cả mọi người. Do đó, phòng ngừa và chống lại ung thư là cuộc chiến của tất cả mọi người."
Cuốn sách này đã được dịch ra 36 thứ tiếng, bán trên 50 quốc gia, là cuốn sách khoa học phổ biến dạy bạn sử dụng kiến thức để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.
Nguyên dân dẫn đến bệnh ung thư thường là gì?
Tác giả cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
Khi vi khuẩn có lợi giảm, vi rút có hại bắt đầu tấn công, chức năng của hệ thống miễn dịch cơ thể sẽ là thứ quyết định bạn có bị vi rút gây hại tấn công hay không.
Nguyên nhân thứ hai là do phản ứng viêm bị rối loạn.
Ví dụ, trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi, nó có thể là bệnh viêm phổi.
Viêm là cơ chế phục hồi vết thương, nếu một bộ phận nào đó bị tổn thương, các tế bào miễn dịch sẽ tiêu diệt vi khuẩn hại. Đồng thời, phần bị thương sẽ tái tạo mô mới, nhiều máu và chất dinh dưỡng hơn.
Tuy nhiên, một số tình trạng viêm nặng hơn phát triển thành ung thư lại khác. Nó không thể chữa lành vết thương nữa.
Harrods, giáo sư bệnh học tại Trường Y Harvard phát hiện ra rằng hơn 1/6 trường hợp ung thư có liên quan trực tiếp đến tình trạng viêm mãn tính.
Cơ thể cũng như đất trong vườn, bạn chịu chăm sóc, tưới nước thì nó mới đơm hoa kết trái.
Một người muốn khỏe mạnh, chống lại được bệnh tật thì cần có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực, sống trong môi trường ít ồn ào.
Thực tế, chế độ ăn uống là thứ con người dễ mắc sai lầm nhất, cũng là nơi để điều chỉnh quan trọng nhất. Có 3 loại thực phẩm chứa thành phần gây ung thư mà chúng ta cần biết:
Đầu tiên là thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Khi hàm lượng glucose trong máu tăng nhanh, cơ thể sẽ lập tức tiết ra insulin giảm đường trong máu, đồng thời tiết ra một số yếu tố tăng trưởng giống insulin kích thích sự phát triển của tế bào.
Thứ hai là thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa như bánh kẹo, khoai tây chiên, trà sữa... Chúng dễ thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm, nên hạn chế ăn.
Thứ ba là thịt lợn và các loại thịt đỏ khác. Tổ chức nghiên cứu Ung thư Thế giới khuyến cáo mỗi người chỉ nên dùng 300 gram thịt trong một tuần.
Trong số các yếu tố chúng ta có thể kiểm soát, cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu tâm trạng luôn chán nản, buồn bã, hoạt động của "tế bào tự nhiên" sẽ giảm.
Do đó, mong mỗi người đều học được cách sống tích cực, chiến thắng trong cuộc chiến giành lấy sức khỏe và vượt qua bệnh tật này...
Doanh nghiệp & Tiếp thị
No comments:
Post a Comment