Saturday, December 31, 2022

Cách làm quả sung khô tại nhà, không chỉ ăn vặt mà còn chữa được nhiều bệnh

 

Sung sấy khô là một món ăn vặt không những rất ngon mà lại bổ dưỡng chữa được nhiều bệnh. Cùng Bách hoá XANH học cách làm sung sấy dẻo đơn giản tại nhà ngay bài viết này nhé.

1. Nguyên liệu làm sung khô tại nhà
2. Cách làm món sung khô ngon
Bước 1
Bước 2
Bước 3
3. Thành phẩm
4. Công dụng của món sung khô
Sung khô chữa bệnh béo phì
Sung khô chữa các bệnh về đường ruột
Sung khô điều trị bệnh ung thư
Sung khô chữa bệnh về xương
5. Các bài thuốc chữa bệnh từ sung khô
Bài thuốc chữa đau dạ dày
Bài thuốc chữa sỏi mật và gan
Bài thuốc kích thích tiết sữa

Quả sung là một trong những loại trái cây khá phổ biến ở nhiều nơi, với phong tục của người Việt thì quả sung là một trong số 5 loại quả được trưng bày trên mâm ngũ quả trong dịp Tết nhằm mang đến sự sung túc trong gia đình. Ngoài ra, sung còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh thế nhưng ít ai dùng quả sung để chế biến thành món ăn vặt. Qua bài viết sau đây bạn sẽ biết thêm món sung sấy khô cũng như cách để chế biến món ăn này vô cùng đơn giản ai cũng có thể thực hiện tại nhà.

1Nguyên liệu làm sung khô tại nhà

  • 0,5 - 1kg quả sung
  • 3 muỗng canh muối tinh

Lưu ý: Bạn nên chọn những quả sung chín thì sẽ có vị ngọt và thơm hơn, tuy nhiên nếu không có quả chín thì bạn cũng có thể dùng quả xanh để chế biến. Nên chọn những quả tươi, không bị dập hoặc không bị sâu.

2Cách làm món sung khô ngon

Bước 1

Bạn cắt bỏ phần cuống mỗi quả sung (gọt sạch vỏ cũng được) sau đó cho vào ngâm với nước muối pha loãng khoảng 30 - 40 phút để loại bỏ phần mũ cũng như cũng như nhựa chát của sung. Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo.

Cắt bỏ phần cuống mỗi quả sung và ngâm trong nước muối

Bước 2

Bạn dùng dao thái sung thành từng lát mỏng vừa ăn hoặc chẻ đôi. Ở bước này bạn có thể trộn thêm với một ít đường nếu muốn ăn ngọt, tuy nhiên sung sấy không đường thì vẫn tốt cho sức khỏe hơn.

Dùng dao thái sung thành từng lát mỏng vừa ăn hoặc chẻ đôiDùng dao thái sung thành từng lát mỏng vừa ăn hoặc chẻ đôi

Bước 3

Tiếp đến, bạn để một cái chảo lên bếp và mở lửa nhỏ vừa, khi chảo nóng thì cho sung đã thái mỏng vào và đảo liên tục đến khi sung hơi khô lại thì mang ra phơi nắng khoảng 5 – 7 ngày là có thể ăn được.

Sung hơi khô lại thì mang ra phơi nắng khoảng 5 – 7 ngàySung hơi khô lại thì mang ra phơi nắng khoảng 5 – 7 ngày

Ngoài ra, bạn có thể sấy bằng máy nếu nhà bạn có sẵn máy sấy hoa quả. Bạn có thể sấy ở nhiệt độ 40 - 50 độ C trong khoảng 3 - 4 tiếng (tùy số lượng bạn đem đi sấy). Nếu bạn thích ăn sung sấy dẻo thì giảm thời gian sấy xuống thời gian sấy lại.

3Thành phẩm

Bảo quản sung khô ở trong hủ đựng đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mátBảo quản sung khô ở trong hủ đựng đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát

Tuy có tốn nhiều thời gian phơi nắng thế nhưng cách chế biến thì vô cùng đơn giản, sung sấy khô thành phẩm sẽ có vị hơi ngọt, ăn bùi bùi và có màu nâu vàng. Bạn có thể bảo quản sung khô ở trong hủ đựng đậy kín nắp và để ở nơi thoáng mát, khô ráo là được.

4 Công dụng của món sung khô

Thạc sĩ, Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Đông Y bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, trong quả sung có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như glucose, canxiphotphokali... và một số vitamin CB1 Ăn quả sung sấy khô sẽ giúp mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Sung khô chữa bệnh béo phì

Trong sung khô có nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn giảm được tích tụ mỡ trong cơ thể vô cùng hiệu quả.

Sung khô chữa các bệnh về đường ruột

Quả sung theo y học cổ truyền đã có công dụng tăng cường têu hóa, và quả sung khô cũng có công dụng tương tự. Sung khô còn chữa các bệnh tiêu hóa kém, hay bệnh về đại tràng,...

Sung khô điều trị bệnh ung thư

Hàm lượng chất chống oxy hóa cao nên sung khô sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vô cùng hiệu quả.

Sung khô chữa bệnh về xương

Với khả năng tăng cường lưu thông máu, sung khô có thể điều trị các bệnh về xương như thấp khớp, đau những xướng…

5Các bài thuốc chữa bệnh từ sung khô

Bài thuốc chữa đau dạ dày

Bạn ngâm 2-3 quả sung khô vào ly nước qua đêm, uống hết ly nước vào sáng hôm sau. Bạn nên uống đều đặn mỗi ngày, trong 2-3 tháng thì đau dạ dày sẽ dần khỏi.

Bài thuốc chữa đau dạ dày với sung khô

Bài thuốc chữa sỏi mật và gan

Lấy khoảng 200g sung (3-4 quả sung khô) sắc với 4 bát nước sôi. Sắc đến lúc nước cạn còn khoảng 1 bát nước thì chia ra và uống 3 lần/ngày. Kiên trì uống trong 2-3 tháng mới có hiệu quả bạn nhé.

Bài thuốc kích thích tiết sữa

Nấu canh sung khô, hạt ý dĩ, đu đủ và móng giò rồi ăn liên tục trong 1 tuần. Món ăn này sẽ giúp các mẹ sau sinh tăng tiết sữa hiệu quả.

Qua bài viết trên bạn cũng có thể biết được sung là loại quả có nhiều dưỡng chất cùng những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy thì còn chờ gì mà không chế biến ngay món sung sấy khô để làm nguồn thực phẩm bổ sung cần thiết hằng ngày cho bạn và gia đình bạn.

Monday, October 3, 2022

10 BÀI TẬP GIÚP GIẢM ĐAU ĐẦU GỐI NHANH CHÓNG

 

Bị đau đầu gối là chuyện xảy ra nhiều đến nỗi mà hầu như ai đi tập cũng mắc phải ít nhất 1 lần. Vậy có bài tập giúp giảm đau đầu gối nào hay không?

Cho dù bạn là một người bình thường hay là một vận động viên thi đấu thì đều từng trải qua việc đầu gối bị đau khiến cho việc tập luyện và hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng ít nhiều.

Có nhiều lý do khiến bạn bị đau đầu gối như là:

  • Viêm khớp
  • Viêm gân
  • Xơ hóa đầu gối
  • Bong gân dây chằng gối
  • Chấn thương

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện một số bài tập hiệu quả nhất để bạn có thể giúp cho đầu gối của mình nhanh chóng thoát khỏi các cơn đau dai dẳng.

Giảm đau đầu gối bằng việc tập luyện

Nếu đau đầu gối do chấn thương, phẫu thuật hoặc viêm khớp bạn có thẻ hiện hiện các bài giãn cơ và một số bài tăng sức mạnh nhẹ nhàng để giúp giảm đau và cải thiện khả năng linh hoạt và phạm vi chuyển động của đầu gối.

Tập luyện khi bị đau đầu gối nghe có vẻ phản khoa học nhưng thực tế, tập thể dục nhẹ nhàng tốt hơn cho đầu gối thay vì không làm gì cả. Không di chuyển đầu gối có thể làm cho nó bị cứng lại và có thể làm cho cơn đau trở nặng hơn và khó khăn hơn để di chuyển trong hoạt động hằng ngày. Các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh nhẹ nhàng sẽ tăng cường cơ bắp và hỗ trợ khớp gối của bạn, giúp các khớp gối di chuyển dễ dàng hơn.

Lưu ý: Trước khi bắt đầu tập luyện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước để đảm bảo là bạn có thể thực hiện các bài tập này ở nhà.

Hãy cùng bắt đầu thực hiện 10 bài tập giúp giảm đau đầu gối ngay nào

Theo Học viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ thì những bài tập bạn sắp thực hiện dưới đây sẽ giúp cải thiện phạm vi chuyển động của khớp gối đồng thời làm tăng sự linh hoạt. Nó sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn.

Trước khi bắt đầu, bạn cần phải thực hiện khởi động làm nóng khớp trong 5-10 phút, đây là điều bắt buộc phải làm bạn nhé. Bạn có thể thực hiện các cách làm nóng như đạp xe, đi bộ hoặc sử dụng máy elliptical nếu có sẵn tại nhà.

Sau khi khởi động xong, bạn tiến hành thực hiện 3 bài giãn cơ dưới đây và sau khi hoàn thành 10 bài tập giúp giảm đau khớp gối xong thì bạn tiếp tục thực hiện lại nó thêm một lần nữa. Thực hiện những bài tập này 4-5 lần/tuần để thấy sự hiệu quả bạn nhé.

Bộ 3 bài tập giãn cơ

1. Heel and calf stretch

Bài giãn cơ này sẽ tập trung vào cơ ở phần dưới của chân đặc biệt là bắp chân

 


Bài giãn cơ này sẽ tập trung vào cơ ở phần dưới của chân đặc biệt là bắp chân

  • Quay mặt vào tường Đặt 2 tay lên tường và bước 1 chân tới trước xa nhất có thể mà vẫn thấy thoải mái, mũi chân hướng tới trước, bàn chân nằm hoàn toàn trên sàn và cong gối trước.
  • Nghiêng tới trước để tạo ra lực căng lên chân và giữ trong 30 giây, nếu cảm thấy phía sau chân sau căng ra là được.
  • Đổi chân rồi lặp lại. Thực hiện mỗi chân 2 lần.

​​2. Quadriceps stretch

Bài giãn cơ này sẽ tập trung vào phần đùi trước, bài này sẽ giúp cải thiện sự linh hoạt của hông và đùi trước

  • Đứng cạnh tường hoặc dùng ghế để hỗ trợ, 2 chân đứng rộng bằng vai
  • Uốn cong 1 chân ra sau, gót chân chạm vào mông, dùng tay giữ lấy và kéo nhẹ nó về phía mông càng xa càng tốt.
  • Giữ trong 30 giây, đổi chân và thực hiện mỗi chân 2 lần

3. Hamstring stretch

Bài giãn cơ cuối cùng này sẽ dành cho phần đùi sau, bạn nên thấy sự căng ra ở phần đùi sau kéo dài lên phần mông của mình.

  • Nằm ngửa trên sàn nhà, duỗi thẳng 2 chân, nếu muốn thoải mái hơn có thể cong chân sao cho 2 bàn chân vẫn nằm hoàn toàn trên sàn nhà.
  • Nhấc 1 chân lên khỏi sàn, đặt 2 tay ra sau đùi chân đó và từ từ kéo nó về phía ngực cho đến khi bạn thấy đùi sau hơi căng. Không nên kéo quá mạnh dẫn đến đau đớn.
  • Giữ trong 30 giây và hạ chân xuống sau đó đổi chân, thực hiện mỗi chân 2 lần.

Bộ 5 bài tập giúp tăng sức mạnh

Cũng theo Học viên phẫu thuật chình hình Hoa Kỳ thì 5 bài tập này sẽ giúp giảm căng thẳng cho khớp gối, chúng ta sẽ tập trung vào cac phần cơ đùi trước, sau, hông và mông của bạn.

1. Half Squat Half Squat


Là bài tập rất tốt cho cơ đùi trước, mông và sau mà không gây hại lên đầu gối của bạn.

  • Vào tư thế đứng thẳng với 2 chân rộng bằng vai, đặt 2 tay lên hông và đưa tới trước mặt để giữ thăng bằng.
  • Nhìn thẳng và từ từ hạ thấp người xuống tư thế squat khoảng 25cm.
  • Giữ trong vài giây sau đó đứng thẳng trở lại bằng cách đẩy người thông qua 2 gót chân.
  • Thực hiện 2-3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần

2. Quadriceps stretch

Calf raises: bài tập này sẽ tập cho phần bắp chân của bạn

  • Đứng 2 chân rộng bằng vai, bạn có thể đứng cạnh bức tường hoặc sử dụng ghế để hỗ trợ giữ thăng bằng.
  • Nâng đồng thời 2 gót chân lên khỏi sàn và đứng bằng mũi chân.
  • Từ từ hạ thấp gót chân về vị trí cũ và thực hiện thêm 2-3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần.
  • Chú ý lên xuống có kiểm soát và chậm rãi nhé

3. Hamstring curl

 Đây là bài tập dành cho đùi sau và mông, nó cũng yêu cầu bạn có một cơ lõi khỏe để giữ thăng bằng.

  • Đứng đối diện bức tường hoặc dùng 1 chiếc ghế để hỗ trợ, 2 chân rộng ngang hông.
  • Nâng 1 chân ra sau, gót chân hướng lên trần nhà.
  • Nâng càng cao càng tốt trong khi giữ thân trên thằng và hông hướng tới trước. Giữ trong 5-10 giây. Hạ chân xuống và lặp lại.
  • Thực hiện 2-3 hiệp mỗi hiệp 10 lần

​4. Leg extensions
Chú ý là không có dùng tạ bạn nhé, chúng ta chỉ tập bằng cơ thể của mình thôi.

  • Ngồi trên ghế, đặt 2 bàn chân lên sàn, mở rộng ngang hông.
  • Nhìn thẳng tới trước, nâng 1 chân lên trước mà không nhấc mông lên khỏi ghế.
  • Giữ im 1-2 giây sau đó hạ chân xuống.
  • Thực hiện 2-3 hiệp mỗi hiệp 10 lần.

5. Side leg raises

 


Bài tập tiếp theo này sẽ tập cho phần hông và mông của bạn, giúp bạn đi đứng và xoay chân dễ dàng hơn. Tăng cường sức mạnh các cơ này còn giúp bạn điều trị đau hông và đầu gối.

 

  • Tương tự bài tập ở trên, bạn có thể đeo thêm tạ vào cổ chân khi thấy nó trở nên dễ dàng.
  • Nằm nghiêng 1 bên trên sàn, đặt đầu của bạn vào tay chống trên sàn, tay còn lại để trước ngực. 2 chân duỗi thẳng, nâng chân lên cao nhất có thể và bạn sẽ thấy cơ ở hông nóng lên.
  • Giữ 1-2 giây ở vị trí cao nhất sau đó hạ xuống vị trí bạn đầu.
  • Thực hiện 2-3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần mỗi chân

Một số bài tập khác cho khớp gối bị đau. Khi bạn đã giúp cho phần đầu gối khỏe hơn, có thể cân nhắc thực hiện các bài tập cho thân dưới khác dưới đây:

  • Yoga 
  • Chạy trên máy Elliptical
  • Bơi
  • Đạp xe 
  • Aerobic dưới nước
  • Đi bộ

Kết luận

Đau đầu gối là bệnh thường gặp với hàng chục triệu người mắc phải mỗi năm. Thực hiện các bài tập giúp giảm đau khớp gối như giãn cơ và tăng sức mạnh sẽ giúp cải thiện sự linh hoạt cho đầu gối giúp bạn vận động dễ dàng và phục hồi nhanh chóng hơn và giảm nguy cơ mắc phải trong tương lai.

-------------------------------------------------------------------

Sunday, October 2, 2022

Giáo sư Harvard chỉ ra 8 loại trí thông minh: Không có người dốt, chỉ có người chưa tự hiểu mình

 

Giáo sư Harvard chỉ ra 8 loại trí thông minh: Không có người dốt, chỉ có người chưa tự hiểu mình

Thuyết đa trí tuệ là nguồn gốc của nhận định "Bạn không thể đánh giá một con cá dựa trên khả năng leo cây của nó".


Không phải tất cả chúng ta đều có kỹ năng bẩm sinh về những thứ giống nhau. Một số giỏi thể thao hơn học toán, có người giỏi tiếp thu ngôn ngữ và từ ngữ, trong khi lại có người khác rất nhanh nhạy trong việc hình dung các hình ảnh, khối mẫu. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết khả năng của mình và kết quả là họ có thể chọn sai nghề nghiệp.

Lý thuyết về nhiều trí thông minh

Lý thuyết về nhiều trí thông minh (Thuyết Đa trí tuệ) được giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách “Frames of Mind” năm 1983 của Howard Gardner - nhà tâm lý học và giáo sư tại Đại học Harvard (Mỹ). Theo nghiên cứu và phân tích của ông, con người có 8 loại trí thông minh, mỗi loại đại diện cho khả năng một người xử lý thông tin tốt nhất. Tuy nhiên cũng cần lưu ý không phải mỗi người chỉ có thể có 1 loại thông minh duy nhất. Việc bạn đạt điểm cao như thế nào trong một hạng mục không nhất thiết ảnh hưởng đến điểm số của bạn trong một hạng mục khác.

Nếu bạn muốn trở nên xuất chúng ở một lĩnh vực nào đó, cách tốt nhất là hiểu những lĩnh vực trí tuệ mà mình có lợi thế và sau đó xây dựng dựa trên những điểm mạnh đó. Ví dụ, một học sinh có trí thông minh không gian có thể hiểu hơn về các phân số trong toán học khi họ hình dung cách tách quả táo thành từng lát.

Khi hiểu sâu hơn về tài năng thiên bẩm của mình, chúng ta có cơ hội tốt hơn để tìm ra cách đạt được mục tiêu trong cả cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.

Giáo sư Harvard chỉ ra 8 loại trí thông minh: Không có người dốt, chỉ có người chưa tự hiểu mình - Ảnh 1.

Thuyết đa trí tuệ phân trí thông minh của con người thành 8 loại

Dưới đây là 8 loại trí thông minh được Gardner xác định:

1. Trí thông minh không gian

Trí thông minh này là khả năng suy nghĩ trừu tượng và đa chiều. Những người sở hữu trí thông minh không gian cao thường có khả năng lý luận và hình thành các khái niệm về không gian tốt. Đây là khả năng cần thiết cho các lĩnh vực như kiến trúc, thiết kế đồ họa, nhiếp ảnh, thiết kế nội thất và hàng không.

Giáo sư Harvard chỉ ra 8 loại trí thông minh: Không có người dốt, chỉ có người chưa tự hiểu mình - Ảnh 2.

2. Trí thông minh thể chất

Thông minh thể chất là có khả năng sử dụng cơ thể của bạn để thể hiện năng lực thể chất và thể thao. Nếu bạn có kỹ năng này, bạn có thể trở thành một vận động viên hoặc một vũ công giỏi. Ngoài ra trí thông minh loại này còn hợp để làm nhà vật lý trị liệu hay thợ xây.

3. Trí thông minh âm nhạc

Người có độ nhạy với nhịp điệu, cao độ, âm sắc, giai điệu và âm thanh nói chung được coi là có trí thông minh âm nhạc. Những người nổi tiếng với trí thông minh âm nhạc bao gồm Beethoven, Jimi Hendrix và Aretha Franklin.

Giáo sư Harvard chỉ ra 8 loại trí thông minh: Không có người dốt, chỉ có người chưa tự hiểu mình - Ảnh 3.

4. Trí thông minh ngôn ngữ

Đôi khi được gọi là “trí thông minh ngôn từ”, bao gồm khả năng nhạy cảm với ý nghĩa của từ, thứ tự giữa các từ và âm thanh, nhịp điệu, sự biến đổi và độ dài của từ. Những người đạt điểm cao trong hạng mục này thường giỏi viết truyện, ghi nhớ thông tin và đọc. Họ phù hợp với nghề viết hay làm luật sư.

5. Trí thông minh logic - toán học

Thông minh toán học bao gồm khả năng phân tích vấn đề một cách logic, thực hiện các phép toán và điều tra các vấn đề một cách khoa học. Những người có trí thông minh này có thể kể đến Albert Einstein và Bill Gates. Họ đều có kỹ năng phát triển các phương trình, chứng minh và giải quyết các vấn đề trừu tượng và hợp làm nhà toán học, lập trình viên, nhà khoa học nghiên cứu, nhà kinh tế học.

Giáo sư Harvard chỉ ra 8 loại trí thông minh: Không có người dốt, chỉ có người chưa tự hiểu mình - Ảnh 4.

6. Trí thông minh tương tác

Trí thông minh này thể hiện khả năng tương tác hiệu quả với những người khác, tức nhạy cảm với tâm trạng, cảm xúc, tính khí và động cơ của người xung quanh. Về cơ bản, người có trí thông minh tương tác có thể hiểu và liên hệ với những người xung quanh một cách sâu sắc. Vì thế, nhóm người này hợp làm nghề liên quan đến đàm phán, chính trị và tâm lý học.

7. Trí thông minh nội tâm

Nếu bạn thấy mình có sự nhạy cảm với cảm xúc, mục tiêu và sự lo lắng của bản thân cũng như khả năng lập kế hoạch và hành động dựa trên những đặc điểm của bản thân cao thì có thể bạn sở hữu trí thông minh nội tâm. Loại thông minh này không dành riêng cho những nghề nghiệp cụ thể mà đó là mục tiêu của mọi cá nhân trong một xã hội hiện đại, nơi chúng ta phải đưa ra các quyết định mang tính hệ quả cho chính mình.

8. Trí thông minh tự nhiên

Khả năng hiểu được các sắc thái trong tự nhiên, bao gồm sự phân biệt giữa thực vật, động vật và các yếu tố khác của tự nhiên và cuộc sống thuộc về trí thông minh tự nhiên. Những nhân vật đáng chú ý với trí thông minh tự nhiên bao gồm Charles Darwin và Jane Goodall. Họ hợp làm nhà địa chất, làm nông hay nhà thực vật học.

Giáo sư Harvard chỉ ra 8 loại trí thông minh: Không có người dốt, chỉ có người chưa tự hiểu mình - Ảnh 6.

Chế độ ăn cho người viêm dạ dày để cải thiện tình trạng bệnh

 Chế độ ăn cho người viêm dạ dày rất cần được chú ý. Không chỉ phải lựa chọn món nên ăn, không nên ăn mà cách chế biến ra sao cũng rất quan trọng. Tham khảo những thông tin bên dưới để có thể xây dựng được chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày.

Chế độ ăn cho người viêm dạ dày nên ăn những gì?

Bệnh viêm dạ dày hiện nay rất phổ biến do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Chính vì vậy tiền đề để điều trị khỏi bệnh đó là phải xây dựng chế độ ăn cho người viêm dạ dày phù hợp. Bên cạnh dùng thuốc thì bệnh nhân phải chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng.

1. Rau xanh màu sẫm

Chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày không thể thiếu các loại rau xanh mà đặc biệt là rau sẫm màu. Chẳng hạn như mồng tơi, rau ngót, bông cải xanh, xà lách… Các nghiên cứu cho thấy những loại rau này không chỉ tốt cho người viêm loét dạ dày mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

  • Chúng chứa nhiều chất xơ nên giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà giảm được áp lực cho dạ dày, cải thiện tình trạng đau khó chịu.
  • Có hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào nên phần nào giúp bệnh nhân chống lại bệnh tật.
  • Ngoài ra, ăn rau xanh màu đậm còn tăng cường trí nhớ, giảm bệnh tim mạch, giảm cân…
Chế độ ăn cho người viêm dạ dày nên có rau xanh
Chế độ ăn cho người viêm dạ dày nên có rau xanh

2. Chuối tiêu

Chuối tiêu không chỉ quen thuộc, dễ tìm, giá rẻ mà còn rất tốt cho sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày có thể thêm chuối mỗi ngày. Như vậy có thể giúp chữa bệnh, cải thiện tiêu hóa.

  • Hàm lượng chất xơ dồi dào trong chuối tiêu rất tốt cho dạ dày. Dùng hợp lý có thể giảm bớt các triệu chứng bệnh như tiêu chảy, ăn không tiêu, táo bón…
  • Các nghiên cứu cho thấy chuối tiêu đặc biệt có khả năng trung hòa axit dạ dày. Nhờ vậy mà có thể giảm tiết dịch dạ dày do tình trạng viêm loét gây ra.
  • Ngoài ra, nhờ axit amin tryptophan có trong chuối tiêu mà bệnh nhân sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn, dễ chịu và dễ đi vào giấc ngủ.

3. Nghệ nên có trong chế độ ăn cho người viêm dạ dày

Dùng nghệ để hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày đã có từ rất lâu. Để thuận tiện có thể chế thành nhiều món ngon cho bệnh nhân ăn. Tuy nhiên nên chọn các món thanh đạm một chút, tránh cay nóng như vậy sẽ tốt hơn.

Theo các chuyên gia, nghệ mang đến nhiều công dụng tốt cho người viêm loét dạ dày như:

  • Trước tiên phải kể đến là thành phần Cucurmin vô cùng quý giá có trong nghệ. Chúng có tác dụng tăng cường miễn dịch, đặc biệt kìm hãm các tác nhân gây viêm nhiễm cực kỳ tốt.
  • Ngoài ra, nghệ còn có thể kích thích giải phóng mật ở túi mật. Nhờ vậy mà quá trình tiêu hóa thực phẩm được hiệu quả hơn.
  • Một vài tác dụng khác của nghệ như giảm căng thẳng, chống ung thư, chữa bệnh viêm khớp…
Nghệ có thể dùng để chế biến nhiều món tốt cho dạ dày
Nghệ có thể dùng để chế biến nhiều món tốt cho dạ dày

4. Mật ong

Trong chế độ ăn cho người loét dạ dày có thể thêm mật ong. Không chỉ giúp hương vị các món ăn đậm đà, ngon hơn mà mật ong còn cải thiện tiêu hóa rất tốt. Tuy nhiên cần chú ý tránh đun nấu mà nên thêm nguyên liệu này vào khâu sau cùng như vậy sẽ giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn.

  • Mật ong có tác dụng chống oxy hóa cực kỳ tốt. Nên chúng giúp cải thiện lại hoạt động của hệ tiêu hóa, phục hồi dạ dày bị tổn thương.
  • Không thể không kể đến enzyme glucose oxidase có trong mật ong. Đây là chất có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, làm lành các vết loét ở dạ dày.
  • Ngoài ra, mật ong còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như  glucose, fructose, khoáng chất và các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe.

5. Gừng

Gừng là một nguyên liệu nấu ăn đơn giản, có thể áp dụng với nhiều món khác nhau. Không chỉ vậy đơn giản chỉ dùng trà gừng cũng là rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày.

  • Các nghiên cứu cho thấy gừng rất tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt chúng có khả năng cải thiện các tình trạng xấu do viêm loét dạ dày gây ra như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi
  • Tác dụng làm ấm của gừng cực kỳ tốt, đối với những cơn đau bụng sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
  • Chất gingerol trong gừng có tác dụng kháng viêm. Chính vì vậy mà phần nào cũng sẽ tốt cho việc làm lành các vết loét dạ dày.

6. Táo

Nhiều loại trái cây vẫn thường được khuyên dùng trong chế độ ăn cho người viêm dạ dày vì có nhiều công dụng tốt. Điển hình như táo nên được thêm vào thực đơn hàng ngày sẽ mang đến rất nhiều hiệu quả.

  • Táo chứa lượng nước, chất xơ dồi dào đều là những dinh dưỡng tốt cho cơ thể nói riêng và tiêu hóa nói chung.
  • Quercetin và triterpenoids là những chất chống oxy hóa hiệu quả có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt hai chất này cũng rất có lợi cho sự phục hồi của dạ dày.
  • Táo còn giúp ruột hoạt động ổn định hơn, tăng lượng lợi khuẩn. Nhờ vậy mà giảm bớt áp lực cho dạ dày. Một vài triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… có thể giảm bớt khi bạn ăn táo.
Người viêm dạ dày nên ăn nhiều táo
Người viêm dạ dày nên ăn nhiều táo

7. Chế độ ăn cho người viêm dạ dày nên thêm sữa chua

Thực phẩm giàu probiotic điển hình phải kể đến đó là sữa chua. Chế độ ăn cho người viêm dạ dày không nên bỏ qua vì chúng rất có lợi cho tiêu hóa đặc biệt là ruột và dạ dày.

  • Probiotic theo nghiên cứu sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn trong ruột. Đồng thời có thể đào thải hại khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn HP. Chính vì vậy mà hoạt động dạ dày và tiêu hóa sẽ tốt hơn.
  • Sữa chua có thể làm giảm tình trạng ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu. Đây đều là các triệu chứng thường gặp của bệnh dạ dày.
  • Ngoài ra các vi khuẩn trong sữa chua còn giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

8. Đu đủ

Đu đủ cũng là một loại quả tốt cho tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Đặc biệt là đu đủ chín có hàm lượng dinh dưỡng cùng chất chống oxy hóa cực kỳ cao. Chế độ ăn uống cho người viêm loét dạ dày đu đủ làm sinh tố hoặc ăn tráng miệng sau mỗi bữa cơm đều rất tốt.

  • Trong đu đủ có chứa vitamin A, C, E và beta carotene là những chất chống oxy nổi tiếng. Nhờ vậy mà chúng giúp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày.
  • Ngoài ra, hàm lượng chất xơ dồi dào trong đu đủ là tiền đề giúp quá trình tiêu hóa diễn ra được tốt hơn. Các chứng khó tiêu, đầy bụng, táo bón cũng được cải thiện đáng kể.
  • Choline có trong loại quả này còn đặc biệt có tác dụng giảm các triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày.
Đu đủ tốt cho dạ dày và cả sức khỏe bệnh nhân
Đu đủ tốt cho dạ dày và cả sức khỏe bệnh nhân

Ngoài ra còn khá nhiều thực phẩm tốt phù hợp với chế độ ăn cho bệnh nhân viêm dạ dày như bột yến mạch, cá hồi… Người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn để xây dựng thực đơn hợp lý cho mình.


Chế độ ăn uống cho người viêm dạ dày kiêng gì?

Khi gặp các vấn đề dạ dày nói chung và bệnh viêm loét nói riêng bệnh nhân nên hạn chế các loại thực phẩm sau:

Đồ nhiều dầu mỡ

Hãy hạn chế dùng các món được chế biến quá nhiều dầu mỡ. Đây là một trong nhóm thực phẩm hàng đầu gây rối loạn tiêu hóa.

  • Đặc biệt là các món chiên rất dễ khiến chất dinh dưỡng bị mất đi hoặc biến đổi. Khi vào cơ thể sẽ gây nên các tác hại xấu cho tiêu hóa và sức khỏe.
  • Ăn đồ dầu mỡ có thể khiến cho các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ngoài ra chúng còn là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tim mạch, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ…
Chế độ ăn cho người viêm dạ dày cần kiêng dầu mỡ
Chế độ ăn cho người viêm dạ dày cần kiêng dầu mỡ

Trái cây vị chua

Trái cây dù chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng nhưng không phải loại nào cũng tốt cho dạ dày. Đặc biệt khi bị viêm loét bao tử bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại trái cây có vị chua.

  • Nồng độ axit và kiềm trong trái cây chua sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy giảm. Từ đó làm bệnh viêm loét dạ dày nặng hơn. Đồng thời còn kéo theo nhiều vấn đề khác như gây cảm cúm, nhiễm trùng da…
  • Trái cây loại này khi ăn sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày. Điều này gây tăng tiết dịch vị ảnh hưởng đến tiêu hóa và khả năng hoạt động của dạ dày.

Đồ tươi sống

Chế độ ăn cho người viêm dạ dày cần tránh các món tươi sống hay tái. Thực phẩm chưa nấu chín chứa nhiều vi khuẩn cùng ký sinh trùng. Với người bị bệnh dạ dày lại càng dễ bị tấn công, tăng những cơn đau và cảm giác khó chịu. Không chỉ có thịt, cá, các loại thực phẩm như trứng sống, nấm sống, khoai, sắn… ăn sống cũng làm tăng nguy cơ ngộ độc, gây nôn ói, khó tiêu…

Các món cay

Đang bị viêm dạ dày thì bệnh nhân nên hạn chế các món cay. Theo các nghiên cứu cho thấy, ăn đồ cay sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe như:

  • Gây khởi phát những cơn đau do viêm dạ dày gây ra, ngoài ra còn làm tăng các triệu chứng ợ chua, nôn ói.
  • Ngoài ra còn món cay còn gây nên các bệnh về răng miệng, gây trào ngược dạ dày, nóng trong người…
Người bệnh hãy hạn chế ăn đồ cay nóng
Người bệnh hãy hạn chế ăn đồ cay nóng

Friday, March 11, 2022

Trân quý thời gian như tính mạng

 

Trân quý thời gian như tính mạng: Học 12 KỸ NĂNG của người thông minh để tiến bộ từng ngày, sở hữu một điều cũng đủ thành công rực rỡ

Người tài giỏi không bao giờ dễ dàng phán xét hay kết luận người khác, họ tin tưởng mỗi người đều sở hữu một cuộc sống khác nhau và có thể thay đổi.

Một phương pháp học tập nhanh nhất và hiệu quả nhất lại không cần nghe giảng, không cần đọc sách, mà chính là học tập từ những "cao thủ".

Người ta có câu: “Nghe một lời của quân tử, thắng 10 năm học hành”. Câu nói này không phải cổ vũ chúng ta không cần học tập và chỉ cần nghe lời của người đi trước là có thể trở nên giỏi giang, mà nói lên một sự thật rằng kinh nghiệm của người thành công lúc nào cũng đúng đắn và mang tính thực tiễn cao. 

Trân quý thời gian như tính mạng: Học 12 KỸ NĂNG của người thông minh để tiến bộ từng ngày, sở hữu một điều cũng đủ thành công rực rỡ - Ảnh 1.

Nếu quan sát kỹ hơn, bất kể thuộc lĩnh vực nào, những người tài giỏi và thành công đều có 12 kỹ năng sau đây: 

1. Chuyên tâm. Đã xác định được mục tiêu thì theo đuổi và đào sâu đến tận cùng. Đơn cử là lĩnh vực ngành nghề đang làm, họ sẽ nghiên cứu chuyên sâu suốt mười mấy năm trời, thậm chí là cả đời. 

2. Thận trọng trong việc đề xuất ý kiến. Đối với thỉnh cầu giúp đỡ của người khác, họ sẽ tránh trường hợp trực tiếp đưa ra ý kiến của bản thân, mà phải tìm hiểu thông tin và cách nghĩ của đối phương, sau đó đề xuất vài gợi ý và chỉ dẫn cơ bản để đối phương có thể tìm được đáp án phù hợp nhất của bản thân. 

3. Đơn giản hóa các vấn đề phức tạp. Những người tài giỏi thật sự có đủ năng lực để biến các vấn đề phức tạp nhất thành đơn giản để truyền đạt cho người khác. Người tài giỏi thường tìm hiểu bản chất của vấn đề và tính logic của nó, bản thân họ phải hiểu tường tận vấn đề thì mới có thể đưa ra hướng giải quyết tối ưu. 

Trân quý thời gian như tính mạng: Học 12 KỸ NĂNG của người giỏi giang để tiến bộ từng ngày, sở hữu một điều cũng đủ thành công rực rỡ - Ảnh 2.

4. Khả năng tư duy mạnh mẽ. Bất kể nghiên cứu lĩnh vực nào, họ cũng đều có thể kịp thời thích ứng và mở rộng phương pháp tư duy của mình để tiếp nhận cái mới. Con người không thể ưu tú nếu chỉ cố định tư duy theo lối mòn sẵn có.

5. Không ngừng nhìn nhận lại bản thân. Bằng cách này, chúng ta mới có cơ hội để liên tục tiến bộ, có phát hiện thiếu sót mới biết cách điều chỉnh và hoàn thiện kịp thời. 

6. Khiêm tốn. Người giỏi giang thật sự lúc nào cũng "thâm tàng bất lộ", nếu không đến thời điểm mấu chốt thì họ sẽ không chịu xuất hiện. Bởi lẽ, họ hiểu được đạo lý: Chỉ có hành động mới chứng minh năng lực, ba hoa chỉ là những lời phù phiếm vô giá trị.

7. Trân quý thời gian như tính mạng. Họ hiểu rằng thời gian là tài nguyên có hạn và không thể sinh sôi. Thời gian là vàng là bạc, phải sống và làm việc sao cho mỗi giây mỗi phút đều tạo nên giá trị. 

Trân quý thời gian như tính mạng: Học 12 KỸ NĂNG của người giỏi giang để tiến bộ từng ngày, sở hữu một điều cũng đủ thành công rực rỡ - Ảnh 3.

8. Biết ơn với quá khứ và không ngừng hướng về tương lai. Con người sẽ không bao giờ phát triển nếu chỉ biết oán hận những gì đã xảy ra mà không biết bước tiếp. Người tài giỏi phải ý thức được thực tại, trân quý từng giây phút mình đang sống, quá khứ dù có tối tăm đến mấy thì nó cũng đã trải qua, thay vì dằn vặt thì hãy gửi lời cảm ơn vì đã cho bản thân những bài học đáng giá.

9. Rèn luyện 2 thói quen: Đọc sách và vận động. Đọc sách tạo nên sự tự do cho tinh thần. Vận động để rèn luyện sức khoẻ, vì không gì trân quý hơn khi sở hữu một cơ thể khoẻ mạnh.

10. Có nguyên tắc làm việc cho bản thân. Đưa bản thân vào khuôn khổ thì mới có thể bứt phá giới hạn, tạo thêm nhiều động lực để cố gắng hết mình. Điều này không khiến con người chìm vào bể khổ lao lực, mà là cho bản thân nguyên tắc để tuân theo, hoàn thành mục tiêu để phát triển chính mình. 

Trân quý thời gian như tính mạng: Học 12 KỸ NĂNG của người giỏi giang để tiến bộ từng ngày, sở hữu một điều cũng đủ thành công rực rỡ - Ảnh 4.

11. Học hành cả đời. Họ vạch sẵn kế hoạch mục tiêu học tập cho mình, mỗi giai đoạn lại có mục tiêu khác nhau. Không gì mạnh mẽ hơn việc dám để bản thân được chìm đắm trong bể tri thức. Kiến thức là bao la, hẳn rằng cả đời con người cũng không thể học hết được, nhưng chí ít cũng nên có thái độ học tập không ngừng nghỉ để khiến bản thân vượt trội từng ngày. 

12. Tâm thái của người trưởng thành là phải biết cởi mở để đón nhận những quan điểm khác nhau trên thế giới này, đồng thời cũng sẵn sàng đối mặt với những gì chuẩn bị xảy ra. Người tài giỏi không bao giờ dễ dàng phán xét hay kết luận người khác, họ tin tưởng mỗi người đều sở hữu một cuộc sống khác nhau và có thể thay đổi. 

(Nguồn: Zhihu)